Mỹ, Trung Quốc chỉ trích nhau tại Hội nghị An ninh Munich

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Kể từ khi khinh khí cầu tầm cao của Trung Quốc lần đầu tiên được phát hiện bay qua Mỹ vào đầu tháng này, Washington đã lo lắng về sự hiện diện của các vật thể bay trong không phận Mỹ.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken (trái) và ông Vương Nghị trong một cuộc gặp đầu năm 2023. Ảnh: Reuters
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken (trái) và ông Vương Nghị trong một cuộc gặp đầu năm 2023. Ảnh: Reuters

Theo hãng tin AP, các nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ và Trung Quốc đã gặp nhau ngày 18/2 trong cuộc tiếp xúc cấp cao đầu tiên giữa hai nước kể từ khi Washington bắn hạ một khinh khí cầu được cho là do thám của Trung Quốc hai tuần trước, với việc Ngoại trưởng Antony Blinken gửi thông điệp rằng chương trình giám sát của Bắc Kinh đã bị “phơi bày ra thế giới”.

Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, Ngoại trưởng nước này Blinken và ông Vương Nghị, quan chức chính sách đối ngoại cấp cao của Trung Quốc, đã tổ chức cuộc đàm phán kéo dài một giờ ở Munich, nơi họ đang tham dự một hội nghị an ninh quốc tế tại Đức.

“Tôi lên án vụ xâm nhập của khinh khí cầu giám sát của Trung Quốc và nhấn mạnh rằng điều đó không bao giờ được xảy ra nữa”, ông Blinken nêu rõ. Ông Blinken đã hủy chuyến đi tới Bắc Kinh vào đầu tháng này do sự cố khinh khí cầu, vốn đã trở thành một vấn đề gây tranh cãi lớn giữa hai nước.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price cũng cho biết trong một tuyên bố rằng ông Blinken tại cuộc gặp "đã nói rõ rằng Mỹ sẽ không ủng hộ bất kỳ hành vi vi phạm chủ quyền nào và rằng chương trình khinh khí cầu giám sát tầm cao của Trung Quốc - đã xâm phạm không phận của hơn 40 quốc gia trên khắp thế giới - đã được phơi bày trước thế giới”.

Tại cuộc gặp bên lề hội nghị an ninh Munich, Ngoại trưởng Blinken cũng nói với ông Vương Nghị rằng Mỹ không tìm kiếm xung đột với Trung Quốc, lặp lại quan điểm tiêu chuẩn mà chính quyền Biden đã đưa ra kể từ khi họ nhậm chức.

“Mỹ sẽ cạnh tranh và sẽ đứng lên bảo vệ các giá trị và lợi ích của mình một cách cương quyết, nhưng chúng tôi không muốn xung đột với Bắc Kinh và không tìm kiếm một cuộc Chiến tranh Lạnh mới. Ngoại trưởng Blinken cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì đối thoại ngoại giao và các đường dây liên lạc mở mọi lúc", ông Price nói.

Ngoài sự cố khinh khí cầu, ông Price cho biết trong cuộc gặp Ngoại trưởng Blinken đã nhắc lại lời cảnh báo đối với Trung Quốc về việc hỗ trợ Nga trong cuộc xung đột ở Ukraine, bao gồm cả việc hỗ trợ Moskva tránh các lệnh trừng phạt mà phương Tây áp đặt lên Nga.

Về phần mình, ông Blinken viết trên Twitter: “Tôi đã cảnh báo Trung Quốc không cung cấp hỗ trợ vật chất cho Nga. Tôi cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì các đường dây liên lạc cởi mở”.

Trước đó cùng ngày, ông Vương Nghị đã nhắc lại lời chỉ trích của Bắc Kinh đối với Mỹ vì đã bắn hạ khinh khí cầu, cho rằng hành động này không thể hiện sức mạnh của Washington.

Bắc Kinh khẳng định quả khinh khí cầu bị bắn rơi ngoài khơi bờ biển Carolina vào ngày 4/2 vừa qua chỉ là một khinh khí cầu dân sự được sử dụng chủ yếu cho nghiên cứu khí tượng và bị chệch hướng do gió.

Trong bài phát biểu tại hội nghị an ninh Munich, ông Vương Nghị cũng cáo buộc Mỹ vi phạm các quy tắc pháp lý quốc tế trong việc phá hủy vật thể bằng một tên lửa phóng từ máy bay chiến đấu. “Các hành động đó không cho thấy Mỹ sức mạnh của Mỹ, mà mô tả điều hoàn toàn ngược lại”, ông Vương Nghị nêu rõ.

Nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc cũng chỉ trích Mỹ phủ nhận những tiến bộ kinh tế của Bắc Kinh và tìm cách cản trở sự phát triển hơn nữa của nước này. “Những gì chúng tôi hy vọng từ Mỹ là một cách tiếp cận tích cực và thực tế với Trung Quốc, để cho phép hai bên hợp tác với nhau”, ông Vương Nghị lưu ý.

Bình luận trên của ông Vương Nghị được đưa ra ngay trước bài phát biểu tại hội nghị an ninh Munich của Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris, người đã không đề cập đến căng thẳng liên quan đến vụ khinh khí cầu mà chỉ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì “trật tự quốc tế dựa trên luật lệ”.

Bà Harris nói rằng Washington “lo ngại Bắc Kinh đã làm sâu sắc thêm mối quan hệ với Moskva kể từ khi cuộc xung đột nổ ra” ở Ukraine và rằng “trong tương lai, bất kỳ bước đi nào của Trung Quốc nhằm cung cấp sự hỗ trợ sát thương cho Nga sẽ chỉ mang lại sự gây hấn, tiếp tục gây thương vong và phá hoại hơn nữa trật tự quy tắc dựa trên luật lệ".

Bộ sách Lịch sử quân sự Việt Nam. Ảnh: baochinhphu.vn
Xuất bản bộ sách 14 tập về lịch sử quân sự Việt Nam
(Ngày Nay) - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa tổ chức xuất bản lần thứ ba bộ sách Lịch sử quân sự Việt Nam của Viện Lịch sử quân sự nhằm tiếp tục truyền bá tri thức lịch sử quân sự dân tộc tới các tầng lớp nhân dân và bạn bè quốc tế. Đây là một trong những hoạt động hướng tới các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng trong năm 2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.