Úc 'đặt cược' vào sức ảnh hưởng của Mỹ ở châu Á

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Cách đây khoảng 3 năm, Úc từng tự tin tuyên bố họ không cần phải chọn theo Mỹ hoặc Trung Quốc. Nhưng thoả thuận về tàu ngầm hạt nhân giữa Mỹ và Úc ngày 16/9 cho thấy, Canberra cuối cùng đã đưa ra một lựa chọn cứng rắn.
(Ảnh minh hoạ: Pinterest)
(Ảnh minh hoạ: Pinterest)

"Canh bạc" chiến lược

Khi trở thành thủ tướng Úc 3 năm trước, Scott Morrison khẳng định nước này sẽ duy trì quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc - đối tác thương mại lớn nhất, đồng thời tiếp tục là đồng minh của Mỹ.

“Úc không phải lựa chọn," Scott Morrisont tuyên bố trong bài phát biểu về chính sách đối ngoại đầu tiên của mình.

Tuy nhiên, mối quan hệ giữa Úc và Trung Quốc đã xấu đi trong những năm qua. Vì vậy, ngày 16/9, Úc đã công bố một thỏa thuận quốc phòng mới với Mỹ và Anh. Cụ thể, 2 nước trên sẽ cung cấp cho Úc công nghệ và khả năng triển khai các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân - hứa hẹn sẽ là một bước nhảy vọt về quân sự của nước này. Úc mới chỉ là nước thứ hai (sau Anh năm 1958) được tiếp cận với công nghệ tàu ngầm của Mỹ.

Úc 'đặt cược' vào sức ảnh hưởng của Mỹ ở châu Á ảnh 1

Các nhà lãnh đạo Mỹ, Anh và Úc trong lễ công bố thoả thuận an ninh mới rạng sáng 16/9. (Ảnh: AP)

Với thoả thuận 3 bên có tên AUKUS trên, Úc xác định sẽ "đặt cược" tất cả vào mối quan hệ với Mỹ trong nhiều thế hệ sau - một “quan hệ đối tác mãi mãi”, theo lời ông Morrison. Trong canh bạc này, Úc hy vọng Mỹ sẽ chiếm ưu thế trong cuộc cạnh tranh với Trung Quốc và tiếp tục là lực lượng thống trị ở Thái Bình Dương. Nếu mọi thứ đúng theo dự tính, Úc sẽ không ngần ngại tham gia bất kỳ cuộc xung đột quân sự nào với Bắc Kinh trong tương lai.

James Curran, chuyên gia về Quan hệ đối ngoại tại Đại học Sydney (Úc), gọi thoả thuận này là “canh bạc chiến lược lớn nhất trong lịch sử Úc”.

"Úc đang đánh cược số phận của mình vào quyết tâm và ý chí của Mỹ tại châu Á," James Curran nhận định.

Phía bên kia, việc sẵn sàng chia sẻ công nghệ hạt nhân cho thấy Mỹ rất cần một liên minh vững chắc tại Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương để đối đầu với Trung Quốc. Tính đến năm 2020, lực lượng hải quân của Trung Quốc dẫn đầu thế giới về quy mô với 360 chiến hạm, so với 297 của Mỹ, theo CNN. Kích thước tàu chiến trung bình của Mỹ lớn hơn, nhưng Trung Quốc lại nhỉnh hơn về số lượng chiến hạm nhỏ.

Không chỉ vậy, Trung Quốc cũng đang tích cực xây dựng các căn cứ quân sự và bệ phóng tên lửa tại Biển Đông.

Úc 'đặt cược' vào sức ảnh hưởng của Mỹ ở châu Á ảnh 2

Số lượng chiến hạm của Trung Quốc và Mỹ. Đồ họa: CNN.

Theo các nhà phân tích an ninh, nhiều khả năng Úc sẽ sử dụng tàu ngầm hạt nhân để tuần tra các tuyến vận tải biển quan trọng, bao gồm cả những vùng mà Việt Nam, Philippines và Malaysia tuyên bố chủ quyền.

“Không có gì làm Trung Quốc cảm thấy bị khiêu khích hơn là vũ khí và tàu ngầm hạt nhân," Oriana Skylar Mastro, thành viên của Viện Nghiên cứu Quốc tế Freeman Spogli tại Đại học Stanford (Mỹ) nhận xét.

Phát biểu ngày 16/9, Thủ tướng Úc Scott Morrison cho biết, việc liên thủ với Anh và Mỹ tại Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương thể hiện sự căng thẳng đang ngày một gia tăng tại khu vực này.

"Úc và các đồng minh đang bước vào một kỷ nguyên mới với nhiều thách thức tại Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương," ông Morrison tuyên bố.

Úc 'đặt cược' vào sức ảnh hưởng của Mỹ ở châu Á ảnh 3

Một chiếc tàu ngầm thuộc lực lượng hải quân Úc. (Ảnh: New York Times)

Theo các chuyên gia, việc Trung Quốc áp thuế nhập khẩu cao với hàng hoá Úc, cùng với việc bắt giữ ít nhất 2 công dân Úc gốc Hoa, đã đẩy nước này về phe Mỹ.

"Hồi trước, Úc sẽ không dám chọn một trong hai phe. Nhưng mối quan hệ ngày càng tệ với Bắc Kinh đã khiến họ phải đưa ra lựa chọn bắt buộc," Euan Graham, nhà phân tích An ninh châu Á - Thái Bình Dương tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (Singapore) cho biết.

Nguy cơ

Tuy nhiên, một số người đang đặt dấu hỏi về niềm tin của Canberra với Washington. Kể từ khi Tổng thống Mỹ Barack Obama công bố chính sách "xoay trục sang châu Á" năm 2011, những đồng minh châu Á của Mỹ vẫn đang chờ đợi nguồn lực của họ trong sự thất vọng.

Euan Graham cho rằng thoả thuận AUKUS sẽ xoa dịu những chỉ trích trên. "AUKUS cho thấy Mỹ vẫn quan tâm tới các đồng minh châu Á của mình."

Dù vậy, những nghi ngờ về cam kết của Mỹ trong việc chống lại Trung Quốc vẫn chưa được xoá bỏ hoàn toàn. Theo Sam Roggeveen, Giám đốc Chương trình An ninh quốc tế tại Viện Lowy (Úc), về lâu dài, Mỹ có thể thấy cuộc chiến với Trung Quốc quá tốn kém, từ đó giảm dần ảnh hưởng của mình tại châu Á.

"Trong lịch sử, Mỹ chưa bao giờ phải đối mặt với một đối thủ đáng gờm như Trung Quốc," Sam Roggeveen cho biết.

Úc 'đặt cược' vào sức ảnh hưởng của Mỹ ở châu Á ảnh 4

Trung Quốc là đối thủ "nặng ký" nhất trong lịch sử mà Mỹ phải đối đầu. (Ảnh: Getty Images)

Không chỉ vậy, nếu Mỹ và Trung Quốc xung đột trong tương lai, Úc sẽ không thể đứng ngoài cuộc như trước kia nữa.

"Mỹ cho phép Úc tiếp cận công nghệ hạt nhân của mình, với kỳ vọng nước này sẽ sát cánh cùng họ nếu xảy ra xung đột quân sự với Trung Quốc," Hugh White, chuyên gia về Quốc phòng tại Đại học Quốc gia Australia nhận định.

Nhưng hiện tại, dường như chính phủ Úc đã chấp nhận mọi rủi ro để liên thủ với Mỹ và Anh. Theo Richard Maude, một cựu quan chức an ninh Úc, hiện là chuyên gia của Viện Chính sách Xã hội Châu Á (Úc), đây là thời điểm quyết định về tương lai ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Úc.

"Việc liên thủ với Mỹ và Anh thể hiện rằng, Úc rất quan tâm tới môi trường an ninh của khu vực này," ông Richard Maude quả quyết.

Theo New York Times
TIN LIÊN QUAN
Khách tham quan triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống”.
Khai mạc Triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống”
(Ngày Nay) - Lễ khai mạc Triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống” đã diễn ra chiều 18/3 tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (số 36, Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội). Triển lãm do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Họa sỹ Phan Ngọc Khuê, nhà nghiên cứu nghệ thuật các dân tộc Việt Nam tổ chức.
Chương trình hòa tấu nhạc cụ dân tộc tại lễ hội.
Thanh Hoá: Nhiều hoạt động đặc sắc tại lễ hội Mường Xia
(Ngày Nay) - Tối 18/3, tại xã Sơn Thủy, huyện miền núi Quan Sơn (Thanh Hóa), Lễ hội Mường Xia đã diễn ra với sự tham gia của hàng nghìn đồng bào dân tộc Thái và người dân nước bạn Lào ở khu vực biên giới miền Tây Thanh Hóa và tỉnh Hủa Phăn (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào).
Những quan điểm cần “gác qua một bên”
Những quan điểm cần “gác qua một bên”
(Ngày Nay) - Sinh thời, khi được hỏi về các vấn đề siêu hình thì Thế Tôn im lặng, “gác qua một bên”. Sau khi Thế Tôn nhập diệt, một số người đã đến hỏi Tôn giả A-nan vấn đề này. Hiện nay, các quan điểm này vẫn đang được đặt ra.
Bầu trời Iceland rực đỏ vì núi lửa phun trào
Bầu trời Iceland rực đỏ vì núi lửa phun trào
(Ngày Nay) - Đài truyền hình RÚV của Iceland đưa tin, hiện tượng núi lửa phun trào ở Bán đảo Reykjanes đã buộc người dân sống xung quanh Vũng biển Blue nổi tiếng và thị trấn Grindavik gần đó phải sơ tán khẩn cấp.
Tràn lan nội dung độc hại do AI sáng tạo trên TikTok
Tràn lan nội dung độc hại do AI sáng tạo trên TikTok
(Ngày Nay) - Theo báo cáo của tổ chức phi lợi nhuận Media Matters, người dùng TikTok đang có xu hướng kiếm tiền từ các video đưa ra những thông tin vô căn cứ về những “thuyết âm mưu” liên quan đến ngày tận thế của thế giới.
Khai mạc Lễ hội Nữ tướng Lê Chân
Khai mạc Lễ hội Nữ tướng Lê Chân
(Ngày Nay) - Tối 17/3, tại Tượng đài Nữ tướng Lê Chân, UBND quận Lê Chân (thành phố Hải Phòng) khai mạc Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân năm 2024.