Vũ khí năng lượng định hướng đang trở thành xu hướng công nghệ mới trên thế giới. Trong tháng 8, tập đoàn Boeing của Mỹ đã giới thiệu loại pháo laser có thể bắn hạ các máy bay do thám xunh quanh sân bay.
Ngày 24/9, Sputnik News, Nga đưa tin, nhà thầu quốc phòng Công ty Hệ thống Hàng không Nguyên tử Thông dụng (GA-ASI) đang thử nghiệm các công nghệ cần thiết để đưa công nghệ vũ khí laser lên tầm cao mới.
Vũ khí laser lắp trên UAV sẽ sớm trở thành hiện thực. Ảnh: Sputnik |
Theo đó, GA-ASI sẽ phát triển hệ thống vũ khí laser siêu nhỏ để lắp trên máy bay không người lái tương tự như MQ-1 Predartor hay MQ-9 Reaper. Michael Perry, phó chủ tịch công ty, cho biết: “Chúng tôi đang phát triển một module vũ khí laser tương thích với máy bay và đặt chúng trên UAV Avenger hay Predator C. Chúng tôi hy vọng sẽ nhận được tài trợ cho chương trình”.
Công ty này đang phát triển các công nghệ laser của riêng họ cùng một hệ thống cung cấp năng lượng cho mô hình vũ khí trên không. Về mặt lý thuyết, vũ khí laser lắp trên UAV có thể bắn 5 đến 6 lần trước khi cần nạp lại năng lượng nhưng quá trình này sẽ diễn ra ngay trên không.
Tuy nhiên, vũ khí laser bắn từ một máy bay đang di chuyển khó khăn hơn so với hệ thống cố định trên mặt đất. Một trở ngại khác mà các nhà khoa học đang gặp phải là vấn đề trọng lượng. Hệ thống phần cứng cần thiết để biến tia laser thành vũ khí chết người nặng hơn nhiều so với tải trọng 225 kg của MQ-1.
Ông Perry cho biết thêm, công ty này có trên 15 năm kinh nghiệm phát triển công nghệ laser, họ tin rằng có thể giải quyết các thách thức vào năm 2017. Trước đó, Cơ quan phòng thủ tên lửa Mỹ đã yêu cầu một máy bay có khả năng bắn hạ tên lửa đạn đạo bằng vũ khí laser. Do đó, dự án của tập đoàn GA-ASI có thể là một lựa chọn phù hợp.
Xem thêm:
- Những 'ông trùm' sản xuất vũ khí 'khủng' nhất thế giới
- Năm 2035: Đức xuất xưởng siêu máy bay nhanh 20 lần tốc độ âm thanh
- Năm 2020: Hải quân Mỹ triển khai vũ khí laser và điện từ siêu 'khủng'
- Con người có thể đến tương lai nếu di chuyển nhanh hơn ánh sáng
Nguồn Zing News