NASA: Nhiều thành phố lớn ở Mỹ đang chìm xuống

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Những hình ảnh vệ tinh của NASA cho thấy không chỉ mực nước biển dâng cao mà đất, nơi các thành phố lớn được xây dựng trên đó thực sự đang chìm xuống.
Ảnh minh hoạ thành phố New York.
Ảnh minh hoạ thành phố New York.

Theo Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA), mực nước biển dâng cao đang đe dọa Bờ Đông của nước Mỹ, nhưng đó không phải là điều duy nhất đáng lo ngại.

Những hình ảnh được NASA chia sẻ hôm 21/2 cho thấy khu vực bờ biển, gồm cả vùng đất mà các thành phố lớn như New York và Baltimore được xây dựng bên trên, đang thực sự chìm xuống.

Qua nghiên cứu, một nhóm các nhà khoa học tại phòng thí nghiệm Đổi mới và Quan sát Trái đất thuộc Viện Công nghệ Virginia (Virginia Tech) được NASA tài trợ nhận thấy vấn đề địa lý đang “xảy ra đủ nhanh để đe dọa cơ sở hạ tầng, đất nông nghiệp và vùng đất ngập nước, nơi hàng chục triệu người dọc bờ biển phụ thuộc”.

Bằng việc xem xét dữ liệu vệ tinh và cảm biến GPS để theo dõi chuyển động của bờ biển, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng cơ sở hạ tầng ở các thành phố lớn như New York, Baltimore và Norfolk, Virginia, được xây dựng trên vùng đất bị chìm trong khoảng thời gian từ năm 2007 - 2020.

Đất ở đây trung bình bị sụt lún, hoặc chìm xuống từ 1 - 2 mm một năm, nhưng đất ở một số hạt thuộc các bang như Delaware, Maryland, Nam Carolina và Georgia chìm nhanh gấp 2 - 3 lần, còn đất ở vùng đầm lầy chìm xuống hơn 3 mm mỗi năm. Rừng cũng bị dịch chuyển do xâm nhập mặn và sụt lún đất.

Theo NASA, động vật hoang dã không phải là thứ duy nhất bị ảnh hưởng. Dọc theo bờ biển, ít nhất 897.000 cấu trúc xây dựng, bao gồm đường cao tốc và sân bay nằm trên vùng đất đang bị sụt lún.

Những phát hiện nêu trên của NASA đã nối tiếp một nghiên cứu khác từ phòng thí nghiệm Virginia Tech, đã được công bố trên tạp chí khoa học PNAS Nexus.

Các bản đồ được NASA chia sẻ được tạo bằng cách sử dụng dữ liệu từ các vệ tinh của Mỹ, Nhật Bản và châu Âu cho thấy khu vực Trung Đại Tây Dương đang chìm xuống nhiều hơn. Nguyên nhân là do lớp băng Laurentide bắt đầu tan chảy cách đây 12.000 năm, khiến khu vực này chìm xuống và hiện tượng chìm xuống vẫn tiếp tục cho đến ngày nay.

Một trong những thành phố chìm nhanh nhất là Charleston thuộc bang Nam Carolina, nơi khu vực trung tâm chỉ cao hơn mực nước biển 10 feet (3,048 m) và đang chứng kiến mức độ sụt lún khoảng 4 mm mỗi năm.

Theo NASA, khoảng 800.000 người sống trong thành phố này và một phần nguyên nhân dẫn tới việc thành phố đang chìm dần là do các hoạt động của con người như khai thác nước ngầm.

Để ngăn chặn lũ lụt do thủy triều, thành phố Charleston đang xem xét xây dựng đê biển dài 8 dặm (12,87 km) nhằm bảo vệ thành phố khỏi tình trạng nước dâng do bão.

Nhà địa vật lý Leonard Ohenhen tại Virginia Tech cho rằng vấn đề sụt lún là "nguy hiểm" và không được quan tâm như vấn đề nước biển dâng cao. Nhưng đây vẫn là một vấn đề lớn và người dân sống dọc bờ biển có thể phải chịu nhiều thiệt hại hơn về nhà cửa, trang trại và do bị nước mặn xâm nhập.

Theo Manoochehr Shirzaei, đồng tác giả của cả hai nghiên cứu nêu trên và là giám đốc phòng thí nghiệm Virginia Tech, sụt lún là một vấn đề có thể được làm chậm lại cục bộ. Khai thác nước ngầm cũng như các con đập và cơ sở hạ tầng khác cũng có thể gây ra sụt lún.

Khắc họa Hà Nội mộng mơ qua bộ tem bưu chính rực rỡ sắc hoa
Khắc họa Hà Nội mộng mơ qua bộ tem bưu chính rực rỡ sắc hoa
(Ngày Nay) -  Hà Nội có 4 mùa Xuân - Hạ - Thu - Đông rõ rệt. Cùng với sự thay đổi của thời tiết, mỗi mùa, Hà Nội lại có vẻ đẹp rất riêng khi khoác lên mình chiếc áo mới, được tô điểm bởi sắc màu của một loài hoa chủ đạo. Yêu tha thiết Hà Nội, mê mẩn với những loài hoa, họa sỹ Nguyễn Quang Vinh đã dành nhiều tâm sức để đưa 12 loài hoa đặc trưng cho 12 tháng trong năm vào bộ tem bưu chính “Hà Nội 12 mùa hoa”.
Hồ ấp trứng rùa tại Trạm Kiểm lâm Hòn Bảy Cạnh-Ban Quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo. Ảnh: Huỳnh Sơn-TTXVN
Côn Đảo vào mùa sinh sản của rùa biển
(Ngày Nay) -  Bình quân mỗi năm gần đây, Vườn Quốc gia Côn Đảo cứu hộ trên 1.500 tổ trứng rùa biển, tiến hành ấp nở nhân tạo và thả trên 150.000 cá thể rùa con về biển.
Ảnh minh họa
Nhiều trẻ nhỏ, người già được “giải cứu” khỏi nắng nóng trên cao tốc Pháp Vân
(Ngày Nay) -  Sáng 28/4, trên nhiều trang mạng xã hội xuất hiện thông tin về một chiếc xe 16 chỗ bị đột ngột hỏng trên cao tốc Pháp Vân (cách Hà Nội khoảng 90 km về phía tỉnh Nghệ An). Chủ Facebook Nghĩa Đào viết: “Nghỉ lễ thuê xe về quê. Số nhọ hỏng xe cách Hà Nội 90km. Cả nhà đứng đường suốt 3 tiếng từ 6h30 đến 9h30. Gọi điện cho công ty thuê xe báo điều xe khác từ Hà Nội lên. Càng chờ càng mất hút...".
Ảnh minh họa
Xây dựng Phú Quốc trở thành trung tâm du lịch biển đảo tầm cỡ quốc tế
(Ngày Nay) -  Ngày 27/4, Văn phòng Chính phủ phát đi Thông báo số 189/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị tổng kết Quyết định số 178/2004/QĐ-TTg ngày 5/10/2004 về Đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
Tuyến phố đi bộ Bãi Cháy thu hút đông đảo người dân và du khách trong ngày đầu khai trương. Ảnh: Đức Hiếu - TTXVN
Quảng Ninh đưa thêm một tuyến phố đi bộ vào hoạt động
(Ngày Nay) -  Tối 27/4, tại khu phố cổ công viên Đại Dương, phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) tuyến phố đi bộ kết hợp ẩm thực Bãi Cháy chính thức được khai trương. Tuyến phố này hoạt động từ 19 giờ đến 24 giờ hàng ngày.