Nga nỗ lực giảm thiệt hại do mức giá trần dầu mỏ của phương Tây gây ra

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Chính phủ Nga đang tranh luận về cách tính thuế dầu mỏ của Nga sau lệnh cấm nhập khẩu của Liên minh châu Âu (EU) và hậu quả của việc thiếu một cơ chế thiết lập giá đáng tin cậy.
Nga nỗ lực giảm thiệt hại do mức giá trần dầu mỏ của phương Tây gây ra

Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga mới đây đã đưa ra dự thảo luật về mức trần chiết khấu giá dầu xuất khẩu, trong nỗ lực làm giảm thiệt hại từ việc phương Tây áp giá trần lên mặt hàng dầu nước này.

Theo dự thảo đề xuất, mức chiết khấu đối với dầu Brent được giới hạn ở mức 34 USD/thùng trong tháng 4/2023, giảm xuống còn 31 USD/thùng vào tháng 5/2023, 28 USD/thùng vào tháng 6/2023 và 25 USD/thùng vào tháng 7/2023.

Chính phủ Nga đang tranh luận về cách tính thuế dầu mỏ của Nga sau lệnh cấm nhập khẩu của Liên minh châu Âu (EU) và hậu quả của việc thiếu một cơ chế thiết lập giá đáng tin cậy.

Nga đang sử dụng thước đo giá dầu Urals tại các cảng Rotterdam và Augusta của châu Âu, do hãng định giá hàng hoá Argus cung cấp, để xác định các loại thuế, như khai thác khoáng sản, xuất khẩu, tiêu thụ đặc biệt...

Tuy nhiên, giá dầu Urals thấp hơn nhiều so với dầu Brent do ảnh hưởng từ áp giá trần của phương Tây, đã làm giảm nguồn thu ngân sách của nước này.

Theo dữ liệu của hãng tin Reuters, giá dầu Urals thấp hơn khoảng 30 USD/thùng so với dầu Brent trong tháng 12/2022.

Giá dầu Urals bình quân gần 49,5 USD/thùng trong tháng 1/2023, thấp hơn 1,7 lần so với cùng kỳ năm 2022, ở mức 85,64 USD/thùng.

Chi phí vận chuyển tăng cộng với chiết khấu cao đã khiến giá dầu của Nga giảm mạnh so với năm trước.

Hãng tin Reuters cho rằng Nga có kế hoạch ấn định giá dầu thô Urals ở mức thấp hơn 20 USD/thùng so với dầu Brent. Việc này nhằm thay đổi cách tính thuế dầu sau khi nguồn thu "vàng đen" tháng 1/2023 giảm mạnh.

Nga dựa vào thu nhập từ dầu mỏ và khí đốt để tài trợ cho chi tiêu ngân sách, nhưng đã buộc phải bán dự trữ ngoại tệ bù cho thâm hụt gần 25 tỷ USD trong tháng 1/2023 do trang trải cho chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.

Ngày 10/2, Nga cho biết sẽ cắt giảm sản lượng dầu 500.000 thùng/ngày, tương đương khoảng 5% sản lượng, trong tháng 3/2023, sau khi phương Tây áp đặt trần giá dầu và các sản phẩm từ dầu mỏ của nước này.

Trong khi đó, Ấn Độ, Trung Quốc trở thành khách hàng lớn mua dầu giá rẻ từ Nga, khi châu Âu từ bỏ năng lượng của Nga.

Số trẻ em tại Nhật Bản tiếp tục giảm trong năm thứ 43 liên tiếp
Số trẻ em tại Nhật Bản tiếp tục giảm trong năm thứ 43 liên tiếp
(Ngày Nay) - Theo số liệu do Chính phủ Nhật Bản công bố ngày 4/5, số trẻ em tại nước này tiếp tục giảm trong năm thứ 43 liên tiếp và tiếp tục ở mức thấp kỷ lục, trong bối cảnh Chính phủ của Thủ tướng Fumio Kishida đang nỗ lực triển khai những biện pháp chưa từng có để giải quyết vấn đề này.
Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân trả lời câu hỏi về tiến độ ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2024. Ảnh: VGP
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường thông tin tiến độ mới nhất về Luật Đất đai 2024
(Ngày Nay) - Trả lời báo giới về tiến độ để chuẩn bị cho Luật Đất đai có hiệu lực sớm từ ngày 1/7, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Minh Ngân cho biết: “Riêng với Bộ TN&MT, đến thời điểm được giao dự thảo 6 Nghị định và 4 Thông tư, chúng tôi đã hoàn thành các dự thảo. Bộ Tư pháp đã thẩm định, dự kiến trước ngày 10/5, Bộ TN&MT sẽ trình Chính phủ các Nghị định hướng dẫn thi hành”.
Israel ra điều kiện tham gia đàm phán tại Cairo
Israel ra điều kiện tham gia đàm phán tại Cairo
(Ngày Nay) - Ngày 4/5, một quan chức hàng đầu của Israel cho biết Israel sẽ cử một phái đoàn đến Cairo (Ai Cập) để đàm phán về lệnh ngừng bắn ở Gaza chỉ khi nước này nhận thấy “diễn biến tích cực” về khuôn khổ thỏa thuận trao đổi con tin.
Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng: Tổ chức thành 2 tiểu vùng phía Bắc và phía Nam sông Hồng
Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng: Tổ chức thành 2 tiểu vùng phía Bắc và phía Nam sông Hồng
(Ngày Nay) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định số 368/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội của vùng thành 2 tiểu vùng: Phía Bắc sông Hồng và phía Nam sông Hồng.