Ngành giáo dục đã sẵn sàng với kỳ thi tốt nghiệp THPT trong bối cảnh dịch COVID-19

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Ngày mai 6/7, hơn 1 triệu thí sinh cả nước sẽ làm thủ tục cho đợt 1 kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021. Toàn ngành giáo dục đã hoàn tất công tác chuẩn bị để đảm bảo kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm túc trong bối cảnh dịch COVID-19.

Tập dượt các tình huống thi trong bối cảnh dịch COVID-19

Tại Hà Nội, Sở Y tế - Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành hướng dẫn liên ngành về công tác phòng, chống dịch COVID- 19 trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021, xây dựng kịch bản cho công tác diễn tập tại 100% các điểm thi; thực hiện khử khuẩn theo đúng hướng dẫn của cơ quan y tế, ưu tiên tổ chức xét nghiệm nhanh COVID-19 cho Ban in sao đề thi, cán bộ, giáo viên tham gia coi thi, chấm thi.

Ngành giáo dục đã sẵn sàng với kỳ thi tốt nghiệp THPT trong bối cảnh dịch COVID-19 ảnh 1
Thời gian biểu của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021.

Tính đến nay, công tác tổ chức tập huấn nghiệp vụ coi thi của Hà Nội đã hoàn thành; việc triển khai diễn tập đại trà về phòng, chống COVID-19 ở 30 quận, huyện, thị đã hoàn tất. Tính đến hết ngày 1/7 số thí sinh diện F0 của Hà Nội là 4, số F1 là 1, không có thí sinh diện F2, có 16 thí sinh trong vùng phong tỏa, cách ly.

Tại Nam Định, Giám đốc Sở GD&ĐT Cao Xuân Hùng cho biết, dù có nhiều thuận lợi trong tổ chức Kỳ thi nhưng địa phương không dám chủ quan ở bất cứ khâu nào. Sở GD&ĐT đã tập huấn nhiều lần công tác coi thi, thanh tra, giám sát… cho các lực lượng liên quan. Các trường THPT, Trung tâm Giáo dục thường xuyên, phòng GD&ĐT tiếp tục tổ chức cho cán bộ, công chức, viên chức, giáo viên và thí sinh học tập Quy chế thi.

Năm 2020, sau khi kết thúc kỳ thi tốt nghiệp THPT, Sở GD&ĐT Nam Định đã thống kê toàn bộ cán bộ, giáo viên mắc lỗi trong quá trình làm thi; gửi danh sách tới toàn ngành và kiểm điểm trách nhiệm người đứng đầu cơ sở giáo dục có cán bộ, giáo viên làm sai quy chế. Việc làm này, áp dụng cho cả năm nay và sẽ là biện pháp hiệu quả để thúc đẩy ý thức, trách nhiệm của từng cán bộ, giáo viên tham gia làm thi trong việc nắm chắc và thực hiện đúng Quy chế.

Tỉnh Nam Định bố trí 20 điểm thi dự phòng được bố trí trên nguyên tắc bảo đảm mỗi huyện có 2 điểm thi dự phòng không cùng địa bàn xã/phường với các trường THPT được đặt làm điểm thi chính thức. Trường hợp bất thường, ví dụ điểm thi lân cận bị phong toả do dịch bệnh hay thiên tai, các điểm thi dự phòng sẽ được kích hoạt để tiếp nhận thí sinh và tiếp tục tổ chức Kỳ thi đảm bảo an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế.

Còn tại Thái Bình, đại diện Sở GD&ĐT tỉnh cho biết, ngành y tế đã phối hợp với ngành giáo dục xây dựng các phương án tổ chức kỳ thi trong bối cảnh dịch COVID-19 xuất hiện trên địa bàn tỉnh. Tất cả thành viên trong ban in sao đề thi, cán bộ tham gia tổ chức kỳ thi được tiêm vắc xin phòng ngừa COVID-19. Lực lượng tham gia Ban làm phách bài thi tự luận được xét nghiệm nhanh. Tại mỗi điểm thi bố trí từ 1 - 2 phòng thi dự phòng để sử dụng cho tình huống bất thường như thí sinh có biểu hiện ho, sốt, hoặc phát sinh F1, F2 tại điểm thi.

Mỗi huyện/thành phố của Thái Bình bố trí 1 điểm thi dự phòng. Trong quá trình thi, nếu trên địa bàn huyện/thành phố xuất hiện thêm nhiều thí sinh diện F1, F2, thí sinh trong khu vực phong toả mới hoặc khu vực cách ly xã hội theo Chỉ thị 16, Thái Bình sẽ tổ chức cho thí sinh đó thi tại điểm thi dự phòng.

Theo thống kê của Ban chỉ đạo thi tỉnh Thái Bình, tính đến 15 giờ ngày 1/7/2021, toàn tỉnh có 2 thí sinh diện F1, 21 thí sinh diện F2; 64 thí sinh ở khu vực phong toả và cách ly xã hội theo Chỉ thị 16; 6 cán bộ giáo viên diện F2, 3 cán bộ giáo viên ở khu phong toả và cách ly xã hội.

Theo Bà Trần Thị Bích Hằng, Trưởng Ban chỉ đạo thi tốt nghiệp THPT năm 2021, nếu thí sinh xét nghiệm âm tính lần 3 và trên địa bàn không có ca mắc mới, thì tuỳ thực tế diễn biến dịch, chúng tôi sẽ quyết định phương án thi cho các đối tượng thí sinh trên và báo cáo Bộ GD&ĐT chậm nhất vào ngày hôm nay (5/7).

“An toàn - An ninh - An tâm”

Các đoàn kiểm tra của Ban Chỉ đạo quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 đã đến khảo sát, kiểm tra công tác chuẩn bị cho kỳ thi tại nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Dẫn đầu những đoàn này là các Thứ trưởng của Bộ GD&ĐT.

Ngành giáo dục đã sẵn sàng với kỳ thi tốt nghiệp THPT trong bối cảnh dịch COVID-19 ảnh 2
Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn kiểm tra tủ đựng đề thi tại Điểm thi Trường THPT Phạm Văn Đồng (TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa)

Tại Khánh Hoà, nhắc đến 3 từ khóa: An toàn - An ninh - An tâm, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn cho rằng, “An toàn” bao gồm: An toàn sức khỏe, an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn giao thông…;“An ninh” là đảm bảo cho kỳ thi diễn ra nghiêm túc, từ công tác bảo mật đề thi, bài thi, coi thi, chấm thi, tới công bố kết quả thi, xử lý các thông tin xấu độc…’ “An tâm” trong điều kiện dịch bệnh được hiểu là những gì ngành giáo dục làm trước hết là để cho thí sinh an tâm dự thi; cán bộ, giáo viên an tâm làm thi; xã hội an tâm với kỳ thi. Ngoài ra, trong quá trình tổ chức kỳ thi có thể xảy ra các tình huống phát sinh, cách xử lý cũng phải làm sao giúp cho thí sinh cảm thấy an tâm.

Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn lưu ý một số vấn đề mang tính nguyên tắc trong tổ chức kỳ thi như tuân thủ quy chế, hướng dẫn thi, trong đó, người lớn hãy dành phần khó về phía mình, để tạo điều kiện thuận lợi và đảm bảo quyền lợi cao nhất cho thí sinh.

Về công tác tập huấn, hướng dẫn cho đội ngũ làm công tác coi thi, chấm thi, Thứ trưởng lưu ý địa phương về các nguyên tắc xử lý tình huống. “Trong một số tình huống, nếu xử lý không khéo, việc nhỏ của thí sinh có thể thành việc lớn. Cách ứng xử của con người trong từng tình huống sẽ quyết định thành công kỳ thi”, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn nhận định.

Qua thực tế kiểm tra tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ nêu thực tế hàng năm vẫn có một số lượng thí sinh bị đình chỉ thi vì vi phạm quy chế mang điện thoại vào phòng thi. Để hạn chế việc này, năm nay, Bộ đã ban hành công văn 552 ngày 5/5/2021 lưu ý trước khi phát đề thi, cán bộ coi thi số 2 nhắc lại lần nữa, còn thí sinh nào mang điện thoại vào phòng thi không. Năm trước còn 38 trường hợp, năm trước nữa là 72 trường hợp. Việc mang điện thoại vào phòng thi đã giảm. Tuy nhiên, cần hướng đến một kỳ thi thành công, không có giáo viên, học sinh nào vi phạm quy chế.

Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ yêu cầu, tuyệt đối không được để ảnh hưởng đến thời gian làm bài của thí sinh, cố gắng không có điểm thi nào phải sử dụng đề thi dự bị, giáo viên vi phạm quy chế; đảm bảo một kỳ thi nghiêm túc, chặt chẽ và nhân văn.

Hà Nội là địa phương có số lượng thí sinh lớn nhất cả nước do đó việc Hà Nội phải làm kỹ lưỡng, bài bản, trách nhiệm. Đặc biệt, Thứ trưởng lưu ý đến những chi tiết nhỏ nhất, dự báo những tình huống có thể xảy ra.

Ảnh minh họa
Hà Nội triển khai Hội sách với chủ đề “Ươm mầm tri thức - Kiến tạo tương lai”
(Ngày Nay) -  Mở đầu chuỗi các hoạt động chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 - năm 2024; đồng thời kỷ niệm 7 năm Ngày thành lập Phố Sách Hà Nội (1/5/2017 - 1/5/2024), sáng 17/4, tại Phố Sách Hà Nội (Phố 19 tháng 12), UBND quận Hoàn kiếm triển khai Hội sách với chủ đề “Ươm mầm tri thức - Kiến tạo tương lai”.