Nghi vấn chuyên gia y tế Trung Quốc đào tẩu

[Ngày Nay] - Cựu cố vấn của Tổng thống Mỹ Donald Trump, ông Steve Bannon, mới đây tuyên bố rằng “nhiều chuyên gia virus” của Trung Quốc đã đào tẩu sang phương Tây và giờ đang hợp tác với các cơ quan tình báo để làm rõ nguồn gốc virus.
Cựu cố vấn của Tổng thống Donald Trump - ông Steve Bannon. Ảnh: WSJ
Cựu cố vấn của Tổng thống Donald Trump - ông Steve Bannon. Ảnh: WSJ

Những cáo buộc gây sốc này được ông Bannon đưa ra trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với tờ Daily Mail của Anh. Mô tả về đợt dịch virus Corona chủng mới bùng phát ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc không khác gì thảm họa “Chernobyl sinh học”, ông Bannon chỉ đích danh phòng thí nghiệm bí mật ở thành phố này là nguồn gốc của virus.

Phòng thí nghiệm trên “được vận hành và quản lý một cách tệ hại”, ông Bannon nói trong cuộc phỏng vấn, thêm rằng “không khó để những chủng virus này thoát ra”.

“Tôi biết rằng một số người đào tẩu đang hợp tác với FBI để làm rõ điều gì đã xảy ra” - ông Bannon nói, nhắc tới Viện Virus học Vũ Hán.

“Số đào tẩu này bắt đầu rời khỏi Trung Quốc và Hong Kong từ giữa tháng hai. Tôi nghĩ rằng Mỹ và một số nước đồng minh đã đẩy tình báo kĩ thuật vào cuộc, theo dõi số đối tượng được quyền tiếp cận với Viện Virus học Vũ Hán và họ có thể đã có bằng chứng rất thuyết phục. Tình báo Mỹ cùng với Cơ quan Tình báo MI5 và MI6 của Anh đang tìm cách củng cố hồ sơ pháp lý cẩn trọng, một việc có thể sẽ mất nhiều thời gian” - ông Bannon tiết lộ. 

Theo ông Bannon, các cơ quan tình báo phương Tây có các công cụ tình báo điện tử và đã tìm hiểu toàn diện những ai được tiếp cận Viện Virus học Vũ Hán.

Vị cựu cố vấn của Tổng thống Trump nói rằng tính đến thời điểm hiện tại những người đào tẩu vẫn kín tiếng, nhưng khi họ công khai thông tin, “nhiều người sẽ bị sốc”. Ông cũng cho rằng, thời điểm mà phòng thí nghiệm ở Vũ Hán được xây dựng với “sự giúp đỡ của Pháp”, nó có thể đã bị cài một số trang thiết bị do thám.

Không ngừng ở đó, ông Bannon còn kết luận rằng các nhà khoa học ở phòng thí nghiệm Vũ Hán có thể đã thực hiện các thí nghiệm mà “họ không được cho phép một cách hoàn toàn” hoặc họ không biết mình đang làm gì. Hậu quả là, dù là do gặp lỗi hay thông qua một kỹ thuật viên phòng thí nghiệm, “một trong những thứ đó (virus) đã lọt ra ngoài”.

Ông Bannon cũng đưa ra giọng điệu thường thấy ở một số quan chức cấp cao Mỹ khi cáo buộc Trung Quốc “che đậy” virus, khẳng định rằng Bắc Kinh đã cố ý che đậy thông tin về đợt dịch bùng phát bắt đầu vào thời điểm cuối năm 2019. Và để tạo sự an toàn sau khi đưa ra những phát ngôn trên, ông Bannon tuyên bố rằng dù nguồn gốc của virus có từ đâu - phòng thí nghiệm hay khu chợ hải sản - thì phía Trung Quốc vẫn có lỗi.

Hướng tiếp cận kiểu “đổi lỗi cho Trung Quốc” là thường thấy trong giới chính trị gia phương Tây, trong đó chính quyền Mỹ đặc biệt lên tiếng mạnh mẽ về việc này. Washington cũng cáo buộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) câu kết với chính quyền Trung Quốc để che giấu dịch.

Hồi đầu tuần trước, WHO đã cử một đội chuyên gia tới Vũ Hán để tìm ra nguồn gốc của dịch COVID-19. Tuy nhiên, đội chuyên gia này lại chỉ tập trung vào “nguồn từ động vật” mà không đi sâu tìm hiểu xem dịch có phải do bàn tay con người gây nên hay không - điều khiến WHO hứng thêm nhiều chỉ trích.

Bắc Kinh đến nay vẫn kiên định bác bỏ mọi cáo buộc cho rằng họ che giấu dịch, cùng các tuyên bố cho rằng dịch có liên quan tới phòng thí nghiệm Vũ Hán, đồng thời khẳng định rằng họ luôn minh bạch nhất có thể.

Tuần trước, WHO cho biết đã cử nhóm chuyên gia gồm hai người - một chuyên gia về sức khỏe động vật và một nhà dịch tễ học - bắt đầu làm việc từ hôm 11/7. Tuy nhiên, đến nay vẫn không có thông tin về tên của các chuyên gia, lịch trình của chuyến đi và chương trình nghị sự của họ ở Trung Quốc. Chính quyền Trung Quốc không đưa ra tuyên bố nào và truyền thông Trung Quốc cũng không đưa tin về sự xuất hiện của hai chuyên gia này. Không có tổ chức nào ở Trung Quốc, bao gồm cả Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh, xác nhận rằng họ đã hoặc sẽ trao đổi với các chuyên gia của WHO.

Tính đến hiện tại, chưa có bằng chứng toàn diện nào cho thấy khu chợ hải sản ở Vũ Hán hay Viện Virus Vũ Hán là nguồn gốc của dịch COVID-19. Hơn nữa, một số báo cáo khoa học thậm chí còn tỏ ý hoài nghi về việc virus Corona chủng mới có nguồn gốc ở Trung Quốc. Ví dụ, các nhà khoa học đến từ Italy và Tây Ban Nha, hai quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh, phát hiện ra nguồn gốc của virus trong các mẫu nước thải từ trước khi dịch bùng phát ở Vũ Hán.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.