Ngoài Việt Nam, còn những nước nào trên thế giới ăn thịt chó?

Không chỉ người dân một số nước châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc và Indonesia ăn thịt chó mà ở một vài nơi khác như Bắc cực, Nigeria và Thụy Sĩ người dân cũng ăn thịt chó. Tuy nhiên, đang có làn sóng phản đối món ăn này.
Việc ăn thịt chó vẫn gây tranh cãi ở nhiều nới trên thế giới
Việc ăn thịt chó vẫn gây tranh cãi ở nhiều nới trên thế giới

Thịt chó - món ăn ở một số nơi

Có thể thông tin này sẽ khiến nhiều người bất ngờ nhưng ở Thụy Sĩ, một quốc gia châu Âu phát triển, thì người dân ở một số địa phương cũng ăn thịt chó. Tại những vùng nông thôn ở bang Appenzell và St. Gallen của Thụy Sĩ, thịt chó là món ăn truyền thống và phổ biến của nông dân, Fox News đưa tin.

Tại Thụy Sĩ, thịt chó là hợp pháp nếu như việc giết mổ con vật được thực hiện theo cách nhân đạo, tức không được ngược đãi và ít gây đau đớn.

Tuy nhiên, Thụy Sĩ cũng cấp tuyệt đối việc mua bán thịt chó. Thịt chó thương mại là phạm pháp.

Trong khi đó, thịt chó là món ăn đã có từ rất lâu ở Trung Quốc. Thịt chó hiện vẫn được bán phổ biến ở nhiều ngôi chợ nước này.

Tại Đài Loan (Trung Quốc), thịt chó thường được ăn vào những tháng mùa đông, nhất là thịt chó mực. Người dân nơi đây cho rằng chúng có thể giúp giữ ấm cơ thể.

Ở Nigeria, thịt chó là món ăn phổ biến. Người dân tại quốc gia Tây Phi này có một niềm tin rằng ăn thịt chó có thể giúp tăng cường sức khỏe tình dục, cải thiện hệ miễn dịch, thậm chí làm điều thần kỳ là giúp cơ thể chống lại bệnh Ebola. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo không nên ăn vì nguy cơ mắc nhiều loại bệnh, theo BBC News.

Trong khi đó, ở Bắc cực và Nam cực, chó thường được cư dân bản địa sử dụng để kéo xe. Nhưng khi thời tiết khắc nghiệt và nguồn cung cấp thịt thiếu thốn, họ sẽ dùng thịt chó làm thực phẩm.

Tại Đông Nam Á, người dân Indonesia cũng có thói quen ăn thịt chó. Người dân dùng thịt chó trong các sự kiện quan trong như đám cưới hay dịp nghỉ lễ. Một trong những món thịt chó phổ biến nhất là saksang. Đây là một món thịt hầm truyền thống của Indonesia, theo Daily Mail.

Một nước khác cũng rất nổi tiếng về các món thịt chó là Hàn Quốc. Mỗi năm người dân nước này tiêu thụ khoảng 2-2,5 triệu con chó. Trước đây, thịt chó là món ăn rất phổ biến ở Hàn Quốc.

Tuy nhiên, thế hệ trẻ nước này không còn xem thịt chó là món khoái khẩu như các thế hệ trước nữa, thậm chí còn coi đó là món cấm kỵ. Họ thích nuôi chó làm thú cưng hơn là ăn thịt, Fox News cho hay.

Ngoài ra, người dân ở Ấn Độ, Triều Tiên, Philippines, Đông Timor, Ghana và Burkina Faso cũng ăn thịt chó. Tại Uzbekistan, người dân không thường ăn thịt chó. Họ tin rằng thịt chó có thể chữa bệnh và chỉ dùng khi cần thiết, theo Newsweek.

Lợi và hại của thịt chó

Thịt chó có nhiều protein. Trong 100 g thịt chó thì có khoảng 19 g protein. Ngoài ra, trong thịt chó còn có nhiều chất dinh dưỡng quan trọng khác như chất béo, vitamin A, B1, B2, B3, C cùng can xi, sắt, kali, natri và một số dưỡng chất khác, theo Daily Mail.

Một trong những mối nguy cơ lớn nhất liên quan đến việc giết và tiêu thụ thịt chó là lây lan bệnh dại cho người và động vật, trang One Green Planet trích dẫn cảnh báo của các chuyên gia sức khỏe.

Ăn thịt chó cũng có thể gây bệnh đường ruột, làm người ăn mắc vi khuẩn E.Coli hay Salmonella. Các bệnh truyền nhiễm như viêm gan, sốt Địa Trung Hải, bệnh than và truyền nhiễm cấp tính Leptospirosis cũng có thể lây lan sang con người do ăn thịt chó mắc bệnh.

Thêm nữa, quá trình vận chuyển và giết mổ chó cũng khiến bệnh tả dễ lay lan, các chuyên gia cảnh báo.

Một nguy cơ khác nữa là nhiễm ký sinh trùng. Giun tròn Trichinella gây ra bệnh giun xoắn có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể người khi ăn phải thịt chó bị nhiễm bệnh. Người mắc có thể bị viêm các mạch máu, làm xuất huyết ở gốc móng tay, móng chân, mắt và gây suy yếu cơ nghiêm trọng. Nếu không chữa trị, mắc giun tròn Trichinella có thể gây tử vong, theo One Green Planet.

Làn sóng phản đối

Làn sóng phản đối thịt chó đang diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới. Tại Hàn Quốc, áp lực ngày càng gia tăng từ các nhà hoạt động. Họ kiên quyết phản đối việc giết và tiêu thụ thịt chó.

Các nhà chức trách Hàn Quốc cũng sử dụng điều khoản trong những quy định an toàn thực phẩm và luật bảo vệ động vật để kiểm soát hoạt động của các trang trại nuôi chó và nhà hàng bán thịt chó. Thậm chí, một số nhà lập pháp còn đệ trình điều luật mà nếu được thông qua sẽ cấm giết chó lấy thịt ở Hàn Quốc, Daily Mail đưa tin.

Tại Trung Quốc, với lễ hội thịt chó nổi tiếng diễn ra vào tháng 6 hằng năm ở thành phố Ngọc Lâm, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc đã vấp phải sự phản đối dữ dội từ quốc tế. Tại lễ hội này, rất nhiều con chó bị giết để làm thịt.

Trong 2008, chính phủ Trung Quốc cũng từng có lệnh cấm bán thịt chó trong thời gian diễn ra Thế vận hội Bắc Kinh, sự kiện thể thao mà nước này đón rất nhiều khách quốc tế mà phần lớn là phản cảm với thịt chó, theo Fox News.

Theo Thanh Niên
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?