Ngọn lửa biểu tình bùng lên khắp nước Mỹ

(Ngày Nay) - Cuối tuần vừa qua, các cuộc biểu tình vẫn liên tục nổ ra trên khắp bờ Đông và bờ Tây của nước Mỹ, lệnh giới nghiêm đã được áp đặt ở nhiều thành phố nhằm ngăn chặn tình trạng bạo loạn.
Ngọn lửa biểu tình bùng lên khắp nước Mỹ ảnh 1
Cô bé Rylie Blue giơ cao một khẩu hiệu hiệu với nội dung: "Tôi chỉ là con người. Tôi đã làm gì sai?" tại Oshkosh, (bang Wisconsin) hôm 25/5. Ảnh: AP

Các cuộc biểu tình nhanh chóng lan rộng ra hàng chục thành phố lớn nhỏ, và đã kéo dài trong nhiều ngày.

Hàng loạt các chuỗi biểu tình từ Boston đến San Francisco, đã có không ít hình ảnh người biểu tình trộm cắp các cửa hàng ở Philadelphia, California và nhiều nơi khác. Tại Minneapolis, một chiếc xe tải chở dầu đã lao vào đám đông hàng nghìn người trên một đường cao tốc đóng cửa, nhưng may mắn không có ai bị thương.

Đội tuần tra bang Minnesota cho biết người tài xế đã cố gắng khiêu khích người biểu tình và đã bị bắt giữ. Người biểu tình tràn vào xe tải và nhảy lên mui xe, ngay cả khi chiếc xe tiếp tục di chuyển.

Ngọn lửa biểu tình bùng lên khắp nước Mỹ ảnh 2

Cảnh sát dọn dẹp khu vực nơi một chiếc xe tải chở dầu có ý định khiêu khích những người biểu tình vào ngày 31/5 tại thành phố Minneapolis. Ảnh: AP

"Chúng tôi chưa dừng lại", Darnella Wade - người tổ chức cuộc biểu tình ôn hòa ở thành phố St. Paul, cho biết. "Chúng tôi chỉ yêu cầu bắt giữ những viên cảnh sát có tội, còn chính quyền cử hẳn quân đội tới đây".

Thống đốc bang Minnesota đã điều động hàng nghìn binh sĩ Vệ binh Quốc gia đến để dập tắt tình trạng bạo lực đã làm hư hại hoặc phá hủy hàng trăm tòa nhà ở thành phố Minneapolis sau nhiều ngày biểu tình. 

Ngọn lửa biểu tình đã lan tới thủ đô Washington, khoảng 1.000 người đã tụ tập tại Công viên Lafayette đối diện Nhà Trắng. Dù không có cuộc đụng độ nào xảy ra, nhưng cảnh sát chống bạo động đã thiết lập hàng rào ngăn chặn có nhiều người tới thêm.

Bên ngoài Nhà Trắng, Gabrielle Labrosse-Ellis, 30 tuổi, đến từ Maryland, cho biết: "Đây là điều không thể chấp nhận được. Đây phải là lần cuối cùng xảy ra thảm kịch".

Ngọn lửa biểu tình bùng lên khắp nước Mỹ ảnh 3

Lực lượng cảnh sát chống bạo động được điều động tại Nhà Trắng. Ảnh: AP

Tuy nhiên, Labrosse-Ellis cho biết cô dự định rời đi trước khi trời tối vì sợ cảnh bạo lực sẽ xảy ra như nhiều nơi khác.

Trên khắp nước Mỹ, những người biểu tình kêu gọi cảnh sát chấm dứt các hành động bạo lực, trong khi có không ít người ủng hộ cảnh sát chấm dứt các hành vi cướp bóc và đốt phá.

Cái chết của George Floyd đã châm ngòi cho ngọn lửa hận thù vốn đã tồn tại dai dẳng suốt nhiều thế hệ kể từ khi nước Mỹ lập quốc. Ngoài ra, lệnh phong tỏa toàn quốc do đại dịch COVID-19 đã gây ra những thiệt hại kinh tế lớn, gây bức xúc cho các cộng đồng người da màu Mỹ.

"Có lẽ đất nước này sẽ ghi nhớ rằng chúng tôi đã phát bệnh vì việc cảnh sát sát hại những người đàn ông da đen tay không", Lex Scott, người sáng lập phong trào Black Lives Matter tại Utah, cho biết. "Có lẽ lần tới khi một sĩ quan cảnh sát da trắng quyết định bóp cò, anh ta sẽ hình dung về viễn cảnh khói lửa tại các thành phố như hiện tại".

Ngọn lửa biểu tình bùng lên khắp nước Mỹ ảnh 4

Người biểu tình đeo khẩu trang với thông điệp: "Tôi không thở được" - đây cũng là câu nói cuối cùng của Geogre Floyd trước khi qua đời. Ảnh: AP

Lệnh giới nghiêm được áp đặt tại các thành phố lớn, bao gồm Atlanta, Chicago, Denver, Los Angeles, San Francisco và Seattle. Khoảng 5.000 binh sĩ đã được điều động tới 15 tiểu bang và thủ đô Washington, D.C.

Hôm Chủ nhật, ông Trump đổ lỗi cho những người vô chính phủ và giới truyền thông đã thúc đẩy bạo lực. Tổng chưởng lý William Barr lại nhắm vào phe cánh tả cực đoan đã hỗ trợ cho các cuộc biểu tình.

Tại thành phố Indianapolis (bang Indiana), đã có hai người thiệt mạng trong các cuộc biểu tình, ngoài ra có không ít trường hợp tử vong được ghi nhận tại Detroit và Minneapolis trong những ngày gần đây.

Ngọn lửa biểu tình bùng lên khắp nước Mỹ ảnh 5

Một người biểu tình cố gắng nói chuyện với cảnh sát trong làn khói hơi cay ở trung tâm thành phố Atlanta, vào ngày 31/5. Ảnh: AP

Còn tại Minneapolis, người dân đem theo hoa tới ngã tư nơi George Floyd qua đời, hiện khu vực hiện trường vẫn đang bị phong tỏa.

Trong số những người tới đây có Michael Brown Sr., cha đẻ của Michael Brown, người đã bị giết bởi một sĩ quan cảnh sát ở thành phố Ferguson (bang Missouri) vào năm 2014. Vụ sát hại này cũng đã thổi bùng lên một phong trào biểu tình trên khắp nước Mỹ tương tự như hiện nay.

"Tôi hiểu những gì gia đình Floyd đang cảm thấy lúc này. Tôi hiểu cộng đồng này đang cảm thấy gì", ông Brown nói.

Theo AP
TIN LIÊN QUAN
Tòa nhà Quốc hội Mỹ ở Washington DC.,. : CNN.
Quốc hội Mỹ thông qua dự luật viện trợ cho Ukraine
(Ngày Nay) - Với 79 phiếu thuận và 18 phiếu chống, tối 23/4 (theo giờ Mỹ, tức sáng 24/4 giờ Việt Nam), Thượng viện Mỹ đã thông qua gói viện trợ bổ sung được chờ đợi lâu nay cho Ukraine, Israel và một số nước khác.
Viết về một định kiến
Viết về một định kiến
(Ngày Nay) -  Việc đặt “viên mãn” và hôn nhân tan vỡ thành một cặp phạm trù đối lập là một thói quen phổ biến trong giao tiếp của Việt Nam. Chính tôi cũng chưa bao giờ nghĩ đến điều đó, và cũng thấy cái nhị nguyên đó là bình thường. Cho đến một ngày, một đồng nghiệp của tôi tâm sự nhỏ nhẹ, làm thế nào để nhắc mọi người đừng giật tít thế nữa nhỉ. “Dàn sao phim X sau 20 năm: Người viên mãn, người ly hôn”. Ly hôn đối lập với viên mãn. Mọi người nói, và thẳm sâu nghĩ thế.