Mâu thuẫn sắc tộc thổi bùng ngọn lửa phẫn nộ tại Minneapolis

(Ngày Nay) - Khói và lửa bốc lên cả ngày lẫn đêm tại thành phố Minneapolis khi đám đông đập phá các cửa sổ và xông qua hàng rào để được tiếp cận với Phân khu Cảnh sát 3. Họ hô vang tên nạn nhân George Floyd và câu nói trước khi chết của người này: "Tôi không thể thở được". 
Mâu thuẫn sắc tộc thổi bùng ngọn lửa phẫn nộ tại Minneapolis ảnh 1
Một người phụ nữ hét vào mặt viên phó cảnh sát trưởng Minneapolis trong một cuộc biểu tình sau cái chết của George Floyd hôm 28/5. Ảnh: AP

Lực lượng cảnh sát chống bạo động của bang Minnesota được điều tới khu vực gần đồn cảnh sát Minneapolis - nơi đã bị người dân thiêu hủy, tỏ ra không khoan nhượng nếu có ai tới gần. Nhiều người biểu tình đã ném các vật thể về phía cảnh sát nhằm chống đối.

Nhiều người thậm chí đã ném pháo hoa về phía khu vực nơi Floyd bị bắt giữ hôm thứ Hai trước khi qua đời do bị một viên cảnh sát đè lên cổ gây tắc thở. Trước khi cảnh sát tiểu bang đến, khu vực này đã bị bỏ hoang sau khi lực lượng an ninh địa phương được sơ tán hôm thứ Năm.

"Không có từ nào có thể truyền tải sự tuyệt vọng mà tôi cảm thấy khi nhìn mạng sống của người đàn ông đó rời khỏi cơ thể anh ta", Alicia Smith, một người mẹ tại Minneapolis cho biết khi xem đoạn video ghi lại cảnh Floyd qua đời. "Các con tôi là những cậu bé, và một đứa đã hỏi tôi: 'Liệu con sẽ sống cho tới khi trưởng thành không?', tôi đã buộc phải nói cho nó biết cách để một thiếu niên da màu tồn tại được ở đất nước này".

Trả lời hãng tin CNN, Shanene Herbert - một người tổ chức biểu tình, nói rằng điều quan trọng là "chúng tôi mang đến cho những người trẻ tuổi một cơ hội để bày tỏ sự phẫn nộ".

Mâu thuẫn sắc tộc thổi bùng ngọn lửa phẫn nộ tại Minneapolis ảnh 2

Người biểu tình tập hợp bên ngoài trụ sở cảnh sát Minneapolis. Ảnh: AP

"Họ có quyền giận dữ vì họ đã trải qua những tổn thương", Herbert nói. "Nhìn thấy bạn bè, gia đình và thậm chí chính bạn bị cảnh sát quấy rối và sát hại, thật là đau thương. Và họ không biết phải làm gì với điều đó".

Từ New York đến Denver và các thành phố khác, những người biểu tình đã yêu cầu công lý cho Floyd. Tại thành phố St. Paul (Minnesota), đã có hơn 170 doanh nghiệp bị hư hại hoặc bị cướp phá, theo cảnh sát.

Ngọn lửa thù hận đã khiến nhiều người dân Mỹ đổ ra đường tuần hành, bất chấp lời kêu gọi của giới chức y tế về việc giữ khoảng cách an toàn do nguy cơ lây lan dịch COVID-19.

Mâu thuẫn sắc tộc thổi bùng ngọn lửa phẫn nộ tại Minneapolis ảnh 3

Một người biểu tình cầm ngược quốc kỳ Mỹ bên cạnh một cửa hàng rượu bị thiêu hủy. Ảnh: AP

Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa sẽ kiểm soát thành phố Minneapolis, cáo buộc người biểu tình là "những kẻ côn đồ" và tuyên bố "khi hành động cướp bóc xảy ra, đồng nghĩa với việc súng sẽ nổ".

Điều động 500 Vệ binh Quốc gia

Hơn 500 nhân viên Vệ binh Quốc gia Minnesota đã huy động đến canh gác một số địa điểm trong khu vực Minneapolis, bao gồm các ngân hàng, cửa hàng tạp hóa và nhà thuốc.

"Nhiệm vụ của chúng tôi là bảo vệ mạng sống, tài sản của người dân", Vệ binh Quốc gia bang Minnesota tuyên bố. "Một mục tiêu quan trọng khác là đảm bảo các sở cứu hỏa có thể hoạt động bình thường".

Mâu thuẫn sắc tộc thổi bùng ngọn lửa phẫn nộ tại Minneapolis ảnh 4

Hàng rào cảnh sát chống bạo động được thiết lập trên đường phố Minneapolis. Ảnh: AP

Vào đêm thứ Năm, các quan chức thành phố kêu gọi người biểu tình rời khỏi phân khu cảnh sát, nói rằng nơi này có thể xảy ra cháy nổ do rò rỉ ống dẫn nhiên liệu.

Sở cảnh sát thành phố Minneapolis cho biết họ đã sơ tán nhân viên khỏi khu vực vì lý do an toàn. Các nhà chức trách đã thiết lập một hàng rào xung quanh hiện trường, nhưng những người biểu tình đã xô đổ nó.

Nguồn cơn của sự việc

Đầu tuần này, George Floyd đã bị bắt giữ sau khi bị cáo buộc sử dụng hóa đơn giả tại một cửa hàng tiện lợi. Cảnh sát tuyên bố Floyd đã chống cự khiến sự việc vượt ngoài tầm kiểm soát.

Tuy nhiên, một camera an ninh gần đó đã tố cáo rằng lời khai từ phía cảnh sát Minneapolis khác với sự thật, đoạn video cho thấy Floyd - trong tình trạng bị còng tay và hoàn toàn không có vũ khí, đã bật khóc và nói viên cảnh sát đang đè đầu gối lên cổ anh rằng mình không thở được, trước khi tắt thở. 

Ban đầu, 4 viên cảnh sát liên quan tới sự việc đã bị sa thải nhưng không phải gánh trách nhiệm pháp lý, chính điều này đã thổi bùng lên ngọn lửa giận dữ trong cộng đồng người dân Minneapolis.

Mâu thuẫn sắc tộc thổi bùng ngọn lửa phẫn nộ tại Minneapolis ảnh 5

Hình ảnh viên cảnh sát Derek Chauvin đè lên cổ George Floyd khiến nạn nhân tắc thở.

Theo thông tin mới nhất, Derek Chauvin - viên cảnh sát trực tiếp gây ra cái chết của Floyd, đã bị bắt giữ bởi các nhà điều tra với các tội danh giết người cấp độ ba và ngộ sát.

Cơ quan kiểm tra y tế Quận Hennepin tuyên bố họ không phát hiện "tác động vật lý nào hỗ trợ chẩn đoán ngạt do chấn thương ngạt khí hoặc siết cổ" khi khám nghiệm tử thi của Floyd.

Được biết, sở cảnh sát Minneapolis từng phải nhận 18 đơn khiếu nại liên quan đến Chauvin trước đó.

Các kết quả khám nghiệm sơ bộ ngày 26/5 đã được đưa vào tuyên bố về nguyên nhân tử vong có thể xảy ra đối với các cáo buộc chống lại Chauvin. Phía cơ quan y tế đã gợi ý các tình trạng sức khỏe tiềm ẩn góp phần gây ra cái chết của nạn nhân. Gia đình Floyd cho biết họ sẽ tìm kiếm một đơn vị khám nghiệm tử thi độc lập, theo nguồn tin từ tờ The Washington Post.

Tổng chưởng lý bang Minnesota Keith Ellison cho biết nhiều khả năng tòa án sẽ xem xét các cáo buộc chống lại các viên cảnh sát. Tuy nhiên, Văn phòng Chưởng lý Hạt Hennepin mới là đơn vị đang giải quyết vụ việc.

Làn sóng biểu tình không chỉ dừng lại ở Minneapolis, nhiều người dân đã tập trung tại một số thành phố lớn trên lãnh thổ nước Mỹ như New York, Denver, Phoenix, Memphis và Columbus để yêu cầu truy tố các cá nhân liên quan tới cái chết của Floyd.

Thị trưởng thành phố St. Paul Melvin Carter thừa nhận rằng sự tức giận của người biểu tình là có thể hiểu được.

"Thật đau lòng cho những người đã xem qua đoạn video. Bất kỳ ai khi xem đoạn phim đó đều có thể bật khóc hoặc cảm thấy buồn nôn. Điều này thật đáng ghê tởm và không thể chấp nhận được", ông Carter nói.

Ông thừa nhận rằng nhiều người không hài lòng với cuộc bạo loạn và cướp bóc, nhưng nói rằng có một vấn đề cốt lõi cần được giải quyết.

"Để đi đến tận cùng vấn đề này, chúng ta phải hiểu cơn thịnh nộ đến từ đâu", ông Carter nói. "Như chúng ta đều biết, những người liên quan tới cái chết của Floyd đều được tự do. Và dường như không ai phải chịu trách nhiệm".

Trong khi đó, thị trưởng thành phố Minneapolis đã chỉ trích các hành vi bạo lực.

"Những gì chúng ta đã thấy trong nhiều giờ qua và vài đêm qua về các vụ cướp bóc là không thể chấp nhận được", ông Jacob Frey nói với các phóng viên. "Cộng đồng của chúng tôi không thể và sẽ không tha thứ cho điều này".

Cảnh sát trưởng xin lỗi

Các quan chức địa phương và liên bang đã không công bố bất kỳ lời buộc tội nào đối với các sĩ quan cảnh sát của thành phố Minneapolis, nhưng khẳng định rằng đang tiến hành điều tra làm rõ sự việc.

Ủy ban Tư pháp Hạ viện Mỹ kêu gọi Bộ Tư pháp điều tra vụ việc, cho rằng chính phủ liên bang có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo trách nhiệm cho các tổ chức thực thi pháp luật.

Mâu thuẫn sắc tộc thổi bùng ngọn lửa phẫn nộ tại Minneapolis ảnh 6

Đám đông biểu tình ăn mừng khi đốt phá một cửa hàng bán đồ ăn nhanh tại Minneapolis. Ảnh: AP

Ông Medaria Arradondo, cảnh sát trưởng thành phố Minneapolis đã công khai xin lỗi, thừa nhận vai trò của cảnh sát trong việc gây ra bạo loạn.

"Tôi vô cùng xin lỗi vì sự đau đớn và tổn thương của gia đình, cùng những người thân yêu của ông Floyd, cả với thành phố Minneapolis và thế giới", ông Arradondo nói. "Tôi biết hiện tại thành phố của chúng ta đang mất dần hy vọng và tôi biết cảnh sát đã đóng vai trò không nhỏ cho sự hỗn loạn này".

Anh trai của nạn nhân, Philonise Floyd, mặc dù đau đớn và tức giận trước sự ra đi của người thân, đã kêu gọi mọi người giữ bình tĩnh.

"Cả hệ thống đã hư hỏng"

Erika Atson, 20 tuổi, là một trong số hàng ngàn người tụ tập bên ngoài các văn phòng chính quyền ở trung tâm Minneapolis, nơi các nhà tổ chức đã kêu gọi một cuộc biểu tình ôn hòa. 

Atson đã mô tả việc mình từng nhìn thấy hai người em 14 và 11 tuổi của mình bị cảnh sát thành phố Minneapolis hạ gục cách đây nhiều năm vì nhầm tưởng rằng các cậu bé có súng.

"Chúng tôi không muốn ở đây để chiến đấu chống lại bất cứ ai. Chúng tôi không muốn ai bị tổn thương. Chúng tôi không muốn gây ra bất kỳ thiệt hại nào. Chúng tôi chỉ muốn 4 viên cảnh sát chịu trách nhiệm", Astson tuyên bố.

"Chúng tôi đang thiêu hủy nhà mình",  Deona Brown - một cô gái 24 tuổi đứng cùng một người bạn bên ngoài phân khu cảnh sát, nơi một nhóm người biểu tình đang la hét với hàng rào cánh sát chống bạo động, trả lời hãng thông tấn AP. "Đây là nơi chúng tôi sống, nơi chúng tôi mua sắm và họ đã phá hủy nó. Những gì cảnh sát đã làm là sai trái, nhưng bây giờ tôi cảm thấy sợ hãi".

Mâu thuẫn sắc tộc thổi bùng ngọn lửa phẫn nộ tại Minneapolis ảnh 7

Người biểu tình cầm theo biểu ngữ với nội dung là câu nói cuối cùng của George Floyd: "Tôi không thở được". Ảnh: AP

Một số người tham gia biểu tình lại có quan điểm khác về hành vi của mình.

"Người biểu tình đập phá mọi thứ vì cả hệ thống đã hư hỏng", một thiếu niên giấu tên chia sẻ. Cậu cũng bác bỏ ý kiến cho rằng hành vi đập phá sẽ làm tổn thương chính người dân địa phương.

"Họ đã kiếm tiền từ chính chúng tôi. Tôi không đập phá gì cả", thiếu niên nói một cách giận dữ về những người chủ các cửa hàng bị phá hủy.

Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.