Người Ấn Độ chen chúc tắm sông Hằng

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Khoảng một triệu tín đồ đạo Hindu đã tụ tập bên bờ sông Hằng ở miền Bắc Ấn Độ, đánh dấu sự khởi đầu của một lễ hội tôn giáo lớn trong năm ở nước này, bất chấp những nguy cơ lây lan COVID-19.
Người Ấn Độ chen chúc tắm sông Hằng

Dự kiến ​​sẽ có hàng triệu người khác đổ về thành phố Haridwar trong những tuần trong dịp lễ Kumbh Mela, một trong những lễ hội tôn giáo lớn nhất thế giới. Những người hành hương sẽ tắm nước sông Hằng với niềm tin rằng dòng nước thiêng sẽ rửa sạch tội lỗi của họ.

Các quan chức thành phố Haridwar đã áp dụng nhiều biện pháp để ngăn ngừa dịch bệnh như yêu cầu du khách đặt phòng trước để kiểm soát số lượng, yêu cầu người dân giữ khoảng cách và phân loại các bãi tắm theo màu.

Hầu hết những người đi bộ xuống dòng sông đóng băng đều không đeo khẩu trang và cảnh tượng chen lấn là điều phổ biến.

Ấn Độ đã ghi nhận hơn 10 triệu trường hợp mắc bệnh COVID-19 với hơn 150.000 ca tử vong.

Vào thứ Bảy tuần này, chính phủ Ấn Độ sẽ khởi động một đợt tiêm chủng, với mục tiêu tiêm chủng cho 300 triệu người cho tới đầu tháng 8. Nhân viên y tế sẽ được tiêm chủng trước, tiếp theo là những người trên 50 tuổi và những người có tình trạng sức khỏe kém.

Một số người hành hương ở Haridwar đã bác bỏ mối đe dọa từ dịch bệnh. “Ấn Độ không giống như châu Âu, khả năng miễn dịch của chúng tôi tốt hơn. Thật sự rất buồn khi thấy mọi người tới với số lượng như trước đây… Sự thật lớn nhất trên Trái đất là cái chết. Sống với sợ hãi có ích gì?", một người hành hương chia sẻ.

Tổ chức UNESCO đã công nhận lễ hội Kumbh Mela là di sản văn hóa phi vật thể. Theo thần thoại Hindu, các vị thần và ác quỷ đã chiến đấu tranh giành một chiếc bình thiêng chứa mật hoa của sự bất tử. Các giọt đã rơi tại 4 địa điểm khác nhau, cũng là 4 địa điểm để các tín đồ tới hành hương.

Một số lễ hội tôn giáo khác đang diễn ra ở Ấn Độ trong tuần này, bao gồm Gangasagar Mela ở Kolkata, nơi các quan chức dự kiến ​​có khoảng 15.000 người tham dự.

Thành phố Madurai ở phía nam bang Tamil Nadu sẽ tổ chức một lễ hội đuổi bắt bò tót được gọi là Jallikattu, nơi những người vui chơi nắm lấy sừng của những con bò khi chúng chạy qua đám đông.

Theo The Guardian
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
(Ngày Nay) -  Đắk Lắk đang vào thời điểm chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến số ca đột quỵ gia tăng, có nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu và xử trí kịp thời.
Ban lãnh đạo Viettel chúc mừng đồng chí Cao Anh Sơn và đồng chí Nguyễn Đạt được bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn.
Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
(Ngày Nay) - Sáng 2/11, tại Văn phòng Quân ủy Trung ương, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã trao Quyết định số 420/QĐĐ-BQP và Quyết định số 468/QĐĐ-BQP ngày 1/11/2024 về việc bổ nhiệm cán bộ cho Thượng tá Cao Anh Sơn và Trung tá Nguyễn Đạt giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel).
Hiện trường nơi xảy ra vụ việc.
Đường sắt Việt Nam tiếp tục xảy ra sự cố tàu hoả trật bánh
(Ngày Nay) - Ngày 1/11/2024, trên tuyến đường sắt vào ga Hải Vân Nam (TP. Đà Nẵng) tiếp tục xảy ra vụ trật bánh tàu khiến 3 toa hàng lật, gây ách tắc đoạn tuyến qua đèo Hải Vân. Trước đó, đường sắt Việt Nam đã liên tiếp xảy ra nhiều sự cố tương tự, mà các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân cần xem xét về yếu tố chất lượng, niên hạn toa tàu, nhất là toa tàu hàng.