Người Anh vật lộn với chứng nghiện cờ bạc

(Ngày Nay) - Trong một buổi sáng, Tony Franklin bước vào một cửa hàng cá cược ở Tây Bắc thủ đô London (Anh) và bỏ ra 300 Bảng, khoảng 400 USD, vào một chiếc máy đánh bạc. Chỉ 16 phút sau, người đàn ông này đã thua hết sạch khoản tiền trên.
Một máy đánh bạc được lắp trong cửa hiệu cá cược ở thủ đô London, Anh. (Nguồn: Reuters).
Một máy đánh bạc được lắp trong cửa hiệu cá cược ở thủ đô London, Anh. (Nguồn: Reuters).

Sau đó, Franklin tiếp tục chỉ thêm 300 Bảng, rồi 1.000 Bảng trong vòng 6 phút tiếp theo. Và chỉ 20 phút sau đó là 1.000 Bảng cuối cùng. Chỉ trong vòng 42 phút, Franklin đã thua mất 2.600 Bảng chỉ vì cơn nghiện cờ bạc mà ông không thể từ bỏ suốt nhiều chục năm qua. Thói cờ bạc đến nay đã khiến ông mất hơn 1 triệu Bảng, hủy hoại cuộc hôn nhân và mối quan hệ với con cái.

"Tôi không biết vì sao tôi lại bước vào đó, đó chính là vấn đề" - Franklin, 46 tuổi, nói - "Mặc dù biết thừa là tôi sẽ thua".

Franklin đã cố gắng từ bỏ cờ bạc suốt nhiều năm liền. Nhưng điều luôn níu kéo ông trở lại chính là một loại máy đánh bạc đặc biệt hiện đang là tâm điểm gây tranh cãi liên quan tới tương lai của nền công nghiệp cờ bạc ở Anh. Các nhà chiến dịch vận động vùng giới nghiên cứu nói rằng chiếc máy này là một dạng gây nghiện cờ bạc bất thường, đang hút cạn cả tỷ Bảng từ cộng đồng nghèo nhất của nước Anh, và họ hy vọng chính phủ sẽ cấm loại máy này vào tháng tới.

Nhưng các nhà cái, được ủng hộ bởi một số nhà nghiên cứu khác, lại cho rằng không có bằng chứng cho thấy loại máy đánh bạc trên gây nghiện hơn các loại khác - như đánh bạc trực tuyến, một sản phẩm bị hạn chế ở mỹ nhưng lại hợp pháp ở Anh. Họ còn cảnh báo rằng việc cấm loại máy này sẽ khiến cho nước Anh mất đi hàng nghìn công ăn việc làm.

Đối với các nhà chiến dịch, hàng loạt thông số được công bố bởi Ủy ban Cờ bạc - cơ quan quản lý ngành công nghiệp cờ bạc của Anh - đã cho thấy sự cấp thiết của vấn đề này: Nó cho thấy số người bị thiệt hại do đánh bạc đã tăng lên gần 50% trong khoảng 2012-2015, từ 280.000 lên 430.000 người.

Hiện nay có khoảng 33.000 máy đánh bạc loại này được đặt ở 9.000 cửa hiệu cá cược trên khắp nước Anh. Chúng sản sinh ra khoản lợi nhuận trên 1,8 tỷ Bảng trong năm 2016, cao hơn rất nhiều so với doanh thu từ cá cược ở trường đua ngựa, đua chó hay các trận đấu bóng đá.

Có đến 50% lượng máy đánh bạc này được cung cấp bởi một nhánh của công ty có người đứng đầu là một doanh nhân Mỹ tên Ronald Perelman, là một người bạn của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Những chiếc máy đánh bạc này cho phép người chơi đặt cược khoản tiền lớn nhất là 100 Bảng, cứ mỗi lượt sau 20 giây, vào các trò chơi kiểu Casino như roulette. Nhiều người chơi cho hay nhiều đặc tính của máy này khiến chúng trở nên đặc biệt gây nghiện và gây hại cho họ, trong đó làm tăng tỷ lệ thua và giảm thời gian chờ giữa các lượt đặt cược.

Các con số mà Chiến dịch Cờ bạc Công bằng ở Anh đưa ra cho thấy các máy đánh bạc trên được đặt ở 55 khu vực nghèo nhất nước Anh có số lượng cao gấp 2 lần so với ở 115 khu vực giàu nhất.

"Xét về mặt xã hội, nó đang hủy hoại các cộng đồng" - Carolyn Harris, một nhà lập pháp thuộc đảng Lao động Anh, cho hay - "Người ta càng bỏ ít tiền vào các máy đánh bạc này, thì số tiền đổ tới các ngành kinh doanh khác càng tăng. Việc cấm loại máy này sẽ giúp thúc đẩy nền kinh tế và tạo thêm việc làm".

Một nghiên cứu do Chiến dịch Cờ bạc Công bằng công bố năm 2015 cho thấy cứ mỗi 5.000 việc làm có thể được tạo ra từ các máy đánh bạc này, sẽ có thêm 25.000 việc làm khác bị mất đi.

Các nhà vận động hiện nay muốn cấm tiệt loại máy này, hoặc ít nhất gây sức ép để các khoản đặt cược hạ xuống mức tối thiểu chỉ còn 2 Bảng. Nhưng ngành công nghiệp cá cược Anh hiện nay đã tổ chức một chiến dịch phản công, khiến Quốc hội Anh chưa thể áp đặt hạn chế nào.

Một phần vấn đề mà Quốc hội Anh đang phải đối diện là các cuộc điều tra khác nhau liên quan tới chứng nghiện cờ bạc mà loại máy này gây ra, trong đó đưa ra các kết luận khác nhau, khiến cho các nhà cái ở anh phản pháo rằng không có đủ bằng chứng để thay đổi luật lệ.

Một nghiên cứu được Trung tâm Nghiên cứu Xã hội Quốc gia Anh công bố năm 2007 cho thấy loại máy đánh bạc này là nguyên nhân phổ biến gây ra nạn nghiện cờ bạc ở Anh, trái ngược với các nghiên cứu mà tổ chức này thực hiện năm 2010 và 2012. Gây tranh cãi hơn, một báo cáo của tổ chức GambleAware, chuyên kêu gọi chống lại chứng nghiện cờ bạc, cho rằng cần phải có thêm nhiều cuộc nghiên cứu để tìm hiểu về mối liên hệ giữa các máy đánh bạc và chứng nghiện cờ bạc ở Anh.

Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.