Người dân Ấn Độ sợ xét nghiệm và tiêm vaccine

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Khi nhân viên y tế Neelam Kumari gõ cửa các ngôi làng ở bang Haryana, nhiều người đã xua đuổi cô vì lo sợ sẽ phải tiêm vaccine ngừa COVID-19.
Một nhân viên y tế đi tuyên truyền cho người dân tại làng Kalwa (bang Haryana). Ảnh: AFP
Một nhân viên y tế đi tuyên truyền cho người dân tại làng Kalwa (bang Haryana). Ảnh: AFP

Trong khi tình hình tại các thành phố đang dần được cải thiện, dịch bệnh COVID-19 lại đang tàn phá các vùng quê Ấn Độ. Đáng chú ý, sự thiếu hiểu biết các kiến thức y tế và nỗi sợ hãi đã góp phần không nhỏ gây ra cuộc khủng hoảng y tế này.

"Rất nhiều người trong làng tôi không muốn tiêm vaccine vì họ sợ chết", Neelam Kumari nói. "Thậm chí người ra còn đuổi đánh một đồng nghiệp của tôi khi nghe tới vaccine".

Cho đến nay, chỉ có 15% người dân ở các vùng nông thôn Ấn Độ, so với 30% ở các thị trấn và thành phố, đã tiêm ít nhất một mũi vaccine, dù 2/3 số ca bệnh xuất phát từ nông thôn.

Các tin giả về vaccine được lan truyền thông qua các ứng dụng nhắn tin như WhatsApp. Thậm chí người dân tại bang Haryana còn đập phá các tháp viễn thông vì tưởng mạng di động 5G là nguyên nhân gây ra COVID-19.

“Mọi người thậm chí không dám đi xét nghiệm vì họ nghĩ rằng chính phủ sẽ vu cho họ kết quả dương tính", Shoeb Ali, một bác sĩ ở làng Miyaganj thuộc bang Uttar Pradesh, chia sẻ.

Nghịch lý này đang diễn ra tại các vùng quê Ấn Độ, nơi có 70% dân số sinh sống, mặc cho cảnh các thi thể trôi nổi trên sông còn bầu trời nghi ngút khói bốc lên từ các lò hỏa táng lộ thiên

Tại làng Nuran Khera thuộc bang Haryana, nhiều người vẫn không tin vaccine và xét nghiệm, mặc cho đã có hàng chục người tử vong vì COVID-19.

"Họ có mở các điểm tiêm chủng cũng vô dụng. Tôi sẽ không tiêm vaccine vì nó có tác dụng phụ. Ai cũng ốm sau khi tiêm", Rajesh Kumar - một dân làng Nuran Khera, giải thích.

Ở các bang khác, tình trạng còn tồi tệ hơn khi nhiều người dân nhảy xuống sông hoặc lẩn trống trong rừng khi các đội y tế cơ động xuất hiện trước cửa nhà.

Hom Kumari, một nhân viên y tế tại làng Bhatau Jamalpur ở bang Uttar Pradesh, cho biết việc thuyết phục người dân nông thôn gần như là nhiệm vụ bất khả thi.

"Tôi biết phải nói gì khi người ta tuyên bố: Nếu số phận cho tôi sống, tôi sẽ sống, ngay cả khi không có vaccine", Kumari chia sẻ.

Một lý do người dân Ấn Độ ngại làm xét nghiệm vì các cơ sở y tế thường nằm rất xa các ngôi làng và ở đó nguy cơ tử vong là rất cao.

"Những người đã vào bệnh viện không bao giờ quay trở lại", Kuldip - một người dân làng Nuran Khera, nói.

Rajesh Kumar nói rằng khi vợ anh đổ bệnh,một phòng khám tư nhân muốn trả trước 50.000 rupee (700 USD) để điều trị cho cô. Trong khi bác sĩ ở bệnh viện công nói rằng hãy đưa cô về nhà.

"Hàng xóm rất sợ khi biết tin vợ tôi mắc bệnh", Kumar kể lại. "Sau đó tôi tự mình chăm sóc vợ, tới ngày thứ ba thì cô ấy đã đi lại được".

Bài học kinh nghiệm

Chuyên gia y tế cộng đồng Rajib Dasgupta cho biết đại dịch đã giáng một đòn nặng nề vào nền kinh tế Ấn Độ, đặc biệt là những người tại nông thôn, nơi sinh kế được đặt lên trước sức khỏe.

“Rất khó để giải thích cho người dân hiểu tầm quan trọng của vaccine nếu không giải quyết được khúc mắc về sinh kế", ông Dasgupta chỉ ra.

Các chuyên gia y tế cho rằng Ấn Độ cần áp dụng các bài học kinh nghiệm trong chiến dịch tiêm vaccine bại liệt cho trẻ em dưới 5 tuổi vào những năm 2000.

Chương trình này đã thành công sau khi các nhà lãnh đạo cộng đồng đều bắt tay vào việc tuyên truyền cho mọi người về tác dụng của vaccine với trẻ em Ấn Độ.

Gần đây, các lãnh đạo tôn giáo tại bang Uttar Pradesh đã đứng ra khuyến khích các tín đồ của mình tiêm chủng vaccine.

Navneet Singh, người giám sát các nỗ lực tiêm chủng ở quận Jind của bang Haryana, cho rằng chỉ có đối thoại mặt đối mặt mới giúp cho người dân nông thôn, đặc biệt là người lớn tuổi, tin vào vaccine.

Sheela Devi - một nhân viên y tế của làng Kalwa (bang Haryana) cho biết "tim cô đập thình thịch" khi tên cô được đưa vào danh sách tiêm chủng, nhưng cô rất yên tâm sau khi được tiêm ngừa.

Hiện tại, Devi đi từng nhà để cố gắng nói chuyện với mọi người về tác dụng của xét nghiệm và vaccine.

"Dần dần họ tin rằng sau khi tiêm vaccine, họ sẽ không cần nhập viện nếu mắc bệnh. Họ có thể uống thuốc và phục hồi sức khỏe tại nhà", Devi nói.

Theo AFP
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.