Người dân Thổ Nhĩ Kỳ tại biên giới khổ sở vì xung đột kéo dài

(Ngày Nay) - Thị trấn biên giới Thổ Nhĩ Kỳ Kilis đang hứng chịu các vụ tấn công bằng tên lửa hàng ngày kể từ khi quân đội nước này tiến hành chiến dịch "Cành Olive" nhắm vào các lực lượng người Kurd tại Afrin.
Người dân Thổ Nhĩ Kỳ tại biên giới khổ sở vì xung đột kéo dài

Chỉ riêng trong tuần vừa qua, tại Kilis, nơi có 132.000 người Syria và Thổ Nhĩ Kỳ, đã hứng chịu khoảng 15 quả tên lửa và đạn súng cối, các nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ đã cáo buộc nhóm dân quân người Kurd YPG đứng sau vụ tấn công.

Hai người dân thường tại Kilis đã thiệt mạng và 26 người khác, trong đó có phụ nữ và trẻ em, bị thương.

Người dân địa phương cho biết về tình hình ở thành phố và cách họ đang cố gắng tự bảo vệ gia đình và nhà cửa chống lại cuộc tấn công bằng tên lửa.

"Các cuộc tấn công tên lửa đã gieo hoang mang, sợ hãi và tức giận cho người dân địa phương, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Họ cố gắng tránh xa khu vực đông đúc còn khu trung tâm thành phố hầu như bỏ hoang. Các cuộc tấn công tên lửa đang cản trở hoạt động thương mại trong thành phố. Các cuộc tấn công bằng tên lửa của tổ chức khủng bố IS vào năm ngoái đã khiến cuộc sống của người dân nơi đây trở nên điêu đứng và chúng tôi không muốn điều đó xảy ra thêm lần nữa",  Ergun Kaya, một chủ tiệm địa phương cho biết.

Ông Kaya nói thêm vào đêm chiến dịch "Cành Olive" bắt đầu, 5 quả tên lửa đã rơi xuống các đường phố thành phố và các cuộc tấn công tương tự có thể xảy ra cả ban ngày lẫn ban đêm.

"Chúng tôi muốn các cuộc tấn công tên lửa kết thúc càng sớm càng tốt", ông Kaya nói.

Một cư dân địa phương, Mustafa Durmaz, cho biết sau tất cả những việc này, người dân vẫn ủng hộ hoạt động quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ ở Afrin.

"Trước hết, chúng ta nên suy nghĩ về những người lính của mình,những người mang trọng trách tiêu diệt khủng bố. Tình hình ở Kilis rất căng thẳng, tôi không nghi ngờ gì về điều đó, nhưng có một sự khác biệt giữa các cuộc tấn công tên lửa trước đây nhắm vào Kilis bởi IS và những cuộc tấn công hiện tại. Khi IS tấn công, chúng tôi đã vứt bỏ nhà cửa để sơ tán, còn bây giờ không ai bỏ chạy nữa".

Một chủ quán cà phê địa phương, Resit Can, nói rằng người dân đang dũng cảm đối mặt với các vụ tấn công và sẽ không rời bỏ nhà cửa.

"Năm ngoái, tổ chức khủng bố IS cũng tấn công thành phố của chúng tôi và một số người đã di tản. Hiện tại thì không ai bỏ đi cả. Những kẻ khủng bố sẽ không thành công trong việc buộc chúng ta phải rời bỏ nhà cửa và công việc của chúng tôi. Đất nước của chúng tôi đang bảo vệ chúng tôi ", ông  Can nhấn mạnh.

Vào ngày 20/1, Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến hành một cuộc tấn công quân sự nhắm vào khu vực Afrin tại Syria do người Kurd kiểm soát nhằm bảo vệ lãnh thổ của đất nước này trước các cuộc tấn công của các lực lượng dân quân Kurd tại đây.

Theo Sputnik

TIN LIÊN QUAN
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).