Người đồng tính trong đại dịch: ‘Tôi bị gia đình tra tấn’

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Lạm dụng và phân biệt đối xử là những vấn nạn mà cộng đồng LGBTQ đang phải đối mặt trong một xã hội bảo thủ, và tình trạng này ngày càng trở nên trầm trọng hơn khi các lệnh phong toả, hạn chế liên tục được áp đặt.
Người đồng tính trong đại dịch: ‘Tôi bị gia đình tra tấn’

''Bị đuổi khỏi nhà"

Sweety, 36 tuổi, sinh sống tại một ngôi làng hẻo lánh ở quận Budgam tại thành phố Srinagar (thuộc vùng Kashmir, Ấn Độ), cho biết cô đã trở thành người chuyển giới khi mới ngoài 20 tuổi. Với Sweety, việc sống đúng với giới tính thật đã đẩy cô vào chuỗi ngày "sống mà như chết".

Việc có một người chuyển giới sống giữa một cộng đồng đề cao tính truyền thống, bảo thủ hoàn toàn không phải là một điều dễ chấp nhận. Vì là con út trong nhà và là đứa được “yêu chiều nhất”, nên ngay từ đầu giới tính của Sweety không bị cha mẹ phản đối.

Tuy nhiên, niềm hạnh phúc của cô không kéo dài lâu. Năm 2016, chỉ trong vòng 4 tháng, Sweety đã phải trải qua nỗi đau lớn khi mất cả cha lẫn mẹ.

Đại dịch bùng phát, mọi người buộc phải ở trong nhà, các cuộc gặp gỡ, giao lưu của cộng đồng LGBTQ cũng phải tạm hoãn. Nhưng với những thành viên trong giới này, gia đình không phải là nơi thực sự an toàn đối với họ.

Hồi tháng 3 năm nay, Sweety đã mạo hiểm tìm gặp người bạn trong cồng đồng LGBTQ sinh sống cùng khu với mình, nhưng mọi chuyện sau đó khiến cô cảm thấy vô cùng tuyệt vọng.

“Khi trở về nhà, tôi bị anh trai tôi tát. Anh ta còn bóp cổ khiến tôi không thở nổi. Sau đó anh ta trói tôi lại và dùng gậy vụt vào chân tôi”, Sweety vừa nói vừa khóc. “Anh ta chỉ dừng lại khi chị dâu tôi can ngăn. Đồ đạc của tôi bị quẳng ra ngoài, tôi bị đuổi khỏi chính căn nhà của bố mẹ".

Người anh quyết tâm đuổi Sweety khỏi nhà vì muốn “duy trì, bảo đảm địa vị xã hội của mình”. Kể từ thời khắc đó, cô nhận ra mình phải trở thành một con người độc lập, phải tự xoay sở với mọi khó khăn, và phải một mình đối mặt với mọi "kẻ thù".

“Đối với gia đình, sự tồn tại của tôi giống như một lời nguyền. Họ muốn tôi chết càng sớm càng tốt vì với họ tôi chỉ là một gánh nặng”, Sweety chia sẻ.

Do không thể sinh sống tại các thành phố lớn trong thời buổi dịch bệnh, nhiều người đồng tính đã phải trở về quê nhà để sống với những người luôn căm ghét và ngược đãi họ.

Hành vi ngược đãi ngày càng tồi tệ

Tình trạng khốn khổ của những người như Sweety ngày càng trở nên tồi tệ hơn khi khu vực Kashmir phải áp đặt lệnh phong tỏa trong một thời gian dài, bắt đầu từ tháng 8/2019.

Theo điều tra dân số năm 2011, tại khu vực Kashmir có hơn 4.000 người thuộc cộng đồng LGBTQ. Tuy nhiên, con số này trên thực tế có thể cao hơn do nhiều người do lo sợ tâm lý kỳ thị nên không dám công khai giới tính bản thân.

Các thành viên trong cộng đồng này cũng cho biết rằng các đợt phong toả khiến họ rơi vào cảnh bị bạo hành cả thể xác lẫn tinh thần.

Dù số lượng những người LGBTQ bị gia đình bỏ rơi, lăng mạ và xâm hại đã tăng lên nhanh chóng, nhưng hoàn cảnh của họ dường như bị lu mờ khi mọi sự chú ý đều đổ dồn vào cuộc xung đột phản đối sự kiểm soát của Ấn Độ tại Kashmir.

Nhiều người thường xuyên nhận được các video khiêu dâm, những bức ảnh nhạy cảm,và các tin nhắn, cuộc điện thoại trêu chọc. Họ cũng liên tục bị kẻ xấu đe dọa công khai danh tính lên mạng xã hội.

"Tôi bị tra tấn"

Hibba - một người đồng tính tại thành phố Srinagar cho biết bản thân đã “phải chịu những cuộc tra tấn về cả tinh thần và thể chất” từ gia đình, và tình trạng này “ngày càng gia tăng trong thời gian áp đặt các lệnh phong toả”.

Người đàn ông 28 tuổi cho biết mình đã bị đánh đập tàn nhẫn và thường xuyên bị bỏ đói trong phòng. “Gia đình tôi đã làm mọi cách để tra tấn tôi. Họ thậm chí hơ nóng thìa rồi áp vào da thịt tôi".

“Đôi khi tôi muốn chết đi, tôi ước mình không tồn tại nữa. Những vết thương thể xác có thể lành, nhưng những tổn thương tinh thần sẽ không bao giờ phai mờ. Tôi đã đôi ba lần đứng trước cửa tử. Có lúc tôi nghĩ lần này họ sẽ tra tấn tôi đến chết và giải phóng tôi khỏi tình cảnh này", Hibba nói.

Aijaz Bund, nhà hoạt động vì cộng đồng LGBTQ đầu tiên và có lẽ là duy nhất ở khu vực Kashmir, cho biết những người đồng tính tại đây luôn phải đối mặt với bạo lực, nhưng trước khi dịch bệnh bùng phát, họ còn có cơ hội tránh mặt gia đình.

Theo Bund, số lượng các cuộc gọi khẩn cấp yêu cầu được hỗ trợ từ những người đồng tính đã tăng lên đáng kể trong khoảng thời gian Kashmir liên tục bị áp đặt các lệnh phong toả.

“Chúng tôi thường nhận được 2-3 cuộc gọi mỗi tháng nhưng hiện tại con số này đã vượt mốc 200", anh Bund cho biết.

Nhưng trước những ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch COVID – 19 cùng với đó là sự chậm chễ trong chính sách hỗ trợ của chính quyền địa phương, một số người trong cộng đồng LGBTQ đã nỗ lực kiềm tiền, đảm bảo nguồn thu nhập sống cho cả gia đình với hy vọng được mọi người chấp nhận.

Nhà xã hội học Adfar Shah nhận định việc là một người đồng tính ở khu vực Kashmir không khác gì “sống dưới địa ngục”.

“Mọi người đang phân biệt đối xử một cách mù quáng đối với nhóm người này và mặc nhiên coi họ là những kẻ có lối sống lệch lạc, tàn ác và là những cá thể thừa thãi trong xã hội”, ông Shah lên án những định kiến về cộng đồng LGBTQ.

Học giả Maulana Bilal Ahmad Qasmi khẳng định rằng đạo Hồi không phân biệt đối xử con người dựa trên giới tính.

“Trong đạo Hồi, những người chuyển giới đều có các quyền giống như những người khác, và thật bất hạnh khi những người này phải đối mặt với sự bạo hành bởi chính gia đình và phải hứng chịu sự dè bỉu của xã hội”, ông Maulana nhấn mạnh.

Theo Al Jazeera
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?