Nông dân Ấn Độ chìm trong nợ nần vì dịch bệnh

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Asha Devi không nhớ mình đã nhịn bao nhiêu bữa ăn để nuôi sống gia đình 7 người của cô tại một vùng nông thôn hẻo lánh ở bang Uttar Pradesh.
Asha Devi, 35 tuổi, một bà mẹ 5 con ở làng Dihwa, phía bắc bang Uttar Pradesh. Ảnh: Reuters
Asha Devi, 35 tuổi, một bà mẹ 5 con ở làng Dihwa, phía bắc bang Uttar Pradesh. Ảnh: Reuters

Asha Devi đã phải thế chấp mảnh đất của mình với khoản vay 20.000 rupee (hơn 6 triệu đồng) và chỉ 6 tháng sau, khi hết tiền, cô phải ngừng mua thực phẩm và tiêu xài dè xẻn hơn.

Chồng của Devi là một thợ xây thất nghiệp, cả hai đang bị dịch bệnh và cơn đói đánh gục, chưa kể là các khoản nợ đang ngày càng chồng chất.

"Mỗi lần đói thì tôi lại đi ngủ. Tôi không nhớ mình phải đi ngủ với các bụng đói bao nhiêu lần", Devi vừa nói vừa chùi nước mắt bằng tay áo.

Người phụ nữ 35 tuổi cho biết dù chính phủ đã hứa cung cấp đủ lương thực miễn phí cho người nghèo trong thời buổi khó khăn này, nhưng khẩu phần ăn mỗi ngày đều hết sức hạn hẹp và không đủ nuôi sống gia đình 7 người của Devi.

Ngay khi đại dịch COVID-19 bùng phát vào năm ngoái, chính quyền Thủ tướng Narendra Modi đã ban hành lệnh phong tỏa toàn quốc, buộc hàng triệu người lao động rơi vào cảnh thất nghiệp và tay trắng về quê.

Chồng của Devi từng làm việc tại các công trường ở bang Punjab và khoản tiền gửi về giúp gia đình đủ trang trải. Thế nhưng giống như nhiều người trong làng, anh giờ phải tập trung quanh một lò gạch gần làng mỗi ngày để mong có việc làm.

Kìm nén đà phục hồi

Các chuyên gia kinh tế Ấn Độ chỉ ra rằng các khảon nợ lớn và thu nhập thấp ở nông thôn sẽ kìm hãm đà phục hồi kinh tế.

Trong năm 2020, tổng sản phẩm quốc nội của Ấn Độ ghi nhận mức giảm kỷ lục 7,3%. Chính phủ đã dự báo mức tăng trưởng 10,5% cho giai đoạn 2021/2022 nhưng làn sóng lây nhiễm thứ hai đã làm giảm kỳ vọng và một số nhà kinh tế đã cắt giảm dự báo của họ.

Người nghèo tại các vùng nông thôn Ấn Độ đặc biệt bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng dịch bệnh và kinh tế này.

"Hầu như tất cả mọi người ở làng này đều đang vay nợ, thất nghiệp là vấn đề lớn nhất của chúng tôi", ông Komal Prasad, cựu trưởng làng Gauriya (bang Uttar Pradesh), cho biết. "Hiện chưa tới nửa số dân trong làng có việc làm".

Juggi Lal, một nông dân 35 tuổi, cho biết cô đang không có đủ tiền để mua thuốc cho chồng, trong khi khoản nợ 60.000 rupee (hơn 18 triệu đồng) như cái ách đè nặng lên vai cô mỗi ngày.

"Mỗi sáng thức dậy tôi đều nghĩ mình phải tìm được việc gì đó để sống sót qua ngày", Juggi Lal chia sẻ.

Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực nông thôn, từng dao động quanh mức 6% trước đại dịch, đã tăng lên 8,75% vào tháng 6 vừa qua, theo Trung tâm Giám sát Kinh tế Ấn Độ (CMIE).

Hiệu ứng gợn sóng

Sự kết hợp giữa thu nhập thấp, mức nợ cao và giá cả các mặt hàng chủ lực tăng cao đang làm giảm nhu cầu mua sắm ở vùng nông thôn, nơi 2/3 dân số Ấn Độ sinh sống.

Các nhà cung cấp cho biết, doanh số bán các mặt hàng phổ thông từ bánh quy, trà và đậu lăng cho đến phụ tùng ô tô đều suy giảm, nhiều cửa hàng đại lý đã phải đóng cửa vì không kham nổi chi phí hoạt động.

Nông dân Ấn Độ chìm trong nợ nần vì dịch bệnh ảnh 1

Cửa tiệm tạp hóa của ông Gosh Mohammed rơi vào cảnh ế ẩm do đại dịch. Ảnh: Reuters

Cửa tiệm tạp hóa của ông Gosh Mohammed từng thu về 8.000 rupee (hơn 2 triệu đồng) một ngày trước đại dịch. Dịch bệnh bùng phát khiến ông Mohammed chỉ bán được 1.000 rupee tiền hàng.

Ông đã phải mua chịu 60.000 rupee từ một người bán buôn nhưng đã nửa năm nay chưa đủ tiền để trả lại.

"Tôi sẽ phải đóng cửa cửa hàng của mình vì những người bán buôn không muốn bán chịu cho tôi nữa", người đàn ông 43 tuổi nói.

Theo Reuters
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.