Người trẻ New Zealand bỏ ra nước ngoài sống vì lạm phát

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Điều kiện kinh tế khó khăn khiến ngày càng nhiều người trẻ New Zealand ra nước ngoài lập nghiệp, gây ra mối lo ngại lớn về sự thiếu hụt lao động cho chính phủ nước này.
Người trẻ New Zealand bỏ ra nước ngoài sống vì lạm phát

Nhiều công dân từ 18 đến 27 tuổi, đặc biệt là các chuyên gia trẻ và sinh viên mới tốt nghiệp, đang lần lượt rời New Zealand ngay sau khi các quy định chống dịch được dỡ bỏ.

Theo nguồn dữ liệu mới nhất từ ​​Stats NZ - cơ quan thống kê và dữ liệu của chính phủ, dân số New Zealand đã tăng 0,4% tính đến tháng 3 năm 2022, đạt 5,13 triệu người. Tuy nhiên, lượng người di cư hàng năm luôn ở mức âm, khi số người xuất cảnh nhiều hơn nhập cảnh.

Dân số trong độ tuổi lao động của New Zealand cũng giảm 0,2%, trong đó số người ở độ tuổi 20 giảm 3,1%, số người từ 20 đến 39 tuổi giảm 0,7% và số từ 25 đến 29 tuổi giảm 4%. Những con số này phản ánh hiện tượng thiếu hụt nhân lực đang diễn ra ở "xứ sở Kiwi". Nhà kinh tế học Joel Glynn phỏng đoán tình trạng thiếu hụt lao động có thể sẽ tiếp tục trong ít nhất là hai năm tới, thậm chí là lâu hơn.

“Khó khăn trong việc tìm kiếm người lao động trên khắp đất nước khi dân số trong độ tuổi lao động ít hơn so với năm trước, vào thời điểm mà mọi người đều tìm kiếm nguồn lao động thực sự chỉ làm trầm trọng thêm áp lực mà các doanh nghiệp đang phải chịu", ông Brad Olsen - giám đốc công ty tư vấn Infometrics, nhận định.

Ông Olsen cũng cho biết các số liệu mới nhất đã “chứng minh sự thay đổi thực sự quan trọng như thế nào đối với kết quả di cư của New Zealand".

Sở dĩ ngày càng có nhiều người trẻ rời New Zealand là bởi điều kiện kinh tế khó khăn ở quốc gia này, nơi đang phải đối phó với tỷ lệ lạm phát lên tới 6,9%, người dân không đủ khả năng mua nhà ở và phải đối mặt với các chi phí sinh hoạt cao ngất ngưởng: xăng dầu, tiền thuê nhà, lãi suất thế chấp và hàng tạp hóa đều tăng cao…

Vào tháng 4, các tài liệu của chính phủ ước tính rằng có 50.000 người sẽ rời New Zealand trong năm tới, nhưng con số đó có thể tăng lên 125.000 người.

Khi được hỏi về xu hướng "chảy máu chất xám" này, Thủ tướng Jacinda Ardern - người đã có một khoảng thời gian sống ở London, cho rằng các chuyến đi nước ngoài là “một phần trong lịch sử của chúng tôi với tư cách là một quốc gia thường xuyên có người đến và đi như nhằm gây dựng kinh nghiệm ở nước ngoài, xây dựng kỹ năng và tài năng của chúng tôi.”

Theo The Guardian, Stuff
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).