Người trẻ Thái Lan đổ xô coi bói toán

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Dhidhaj Sumedhsvast - hiện đang học chương trình thạc sĩ, từng không tin vào bói toán hay sức mạnh siêu nhiên cho đến khi đại dịch COVID-19 bùng phát.
Người trẻ Thái Lan đổ xô coi bói toán

Giờ đây, Dhidhaj thường xuyên tìm lời khuyên của các thầy bói, đeo bùa may mắn và lấy hình ảnh những lá bài tarot làm hình nền trên điện thoại.

"Đại dịch đã mang đến quá nhiều bất trắc khiến chúng tôi cảm thấy lo lắng", người đàn ông 30 tuổi cho biết. "Tôi đang thờ cả thần Kubera, một vị thần tài trong đạo Hindu. Tôi cảm thấy an tâm khi làm việc này. Trong khi những người khác mất thu nhập vì dịch bệnh, thì tôi lại không. Vì vậy, tôi ngày càng tin tưởng vào nó."

Giống như Dhidhaj, nhiều người trẻ Thái Lan bị thúc đẩy bởi tâm lý lo lắng cho tương lai nên đã tìm đến các hình thức bói toán để giải tỏa áp lực.

Đại dịch COVID-19 cũng thúc đẩy các tiệm bói toán của Thái Lan từ vỉa hè sang các nền tảng mạng xã hội, nơi kết nối được nhiều người trẻ hơn.

Pimchat Viboonthaninkul, một thầy bói 26 tuổi, người đã khởi xướng xu hướng để hình nền điện thoại bằng bài tarot vào năm ngoái, cho biết: “Trước một thực tại như hiện nay, con người cần có mỏ neo tinh thần.''

Áp lực dịch bệnh

Văn hóa Thái Lan từ lâu đã tràn ngập các hình thức bói toán như xem chỉ tay, bói bài hay thần số học.

Ước tính có khoảng 78% dân số Thái Lan có niềm tin tâm linh, theo một nghiên cứu năm 2021 của Đại học Quản lý Mahidol (CMMU).

Kể từ khi đại dịch bùng phát, nành công nghiệp bói toán của Thái Lan ước tính thu hút khoảng 5 tỷ baht (150 triệu USD) mỗi năm, tăng từ khoảng 4 tỷ USD so với trước đó, theo A Duang, một công ty khởi nghiệp có ứng dụng xem bói sở hữu gần nửa triệu người dùng, chủ yếu ở độ tuổi 18-30.

Người trẻ Thái Lan đổ xô coi bói toán ảnh 1

Một người bói bài tarot trên mạng tại Thái Lan. Ảnh: Reuters

Ứng dụng cung cấp các buổi phát trực tiếp hàng ngày của một số trong số 7.000 thầy bói của mình, trong đó người dùng có thể chi 10 đến 100 baht để có thông tin chi tiết nhanh chóng. Ngoài ra người dùng có thể đặt hàng thầy bói để được tư vấn riêng.

Giám đốc điều hành của A Duang, Kittikhun Yodrak, cho biết lượng chi tiêu trung bình cho mỗi người dùng đã tăng gấp 5 lần lên 500 baht hàng tháng kể từ khi ứng dụng ra mắt trước đại dịch năm 2019.

Theo Jomkhwan Luenglue, một thành viên của Hiệp hội Tâm lý Thái Lan, xu hướng đổ xô đi xem bói cho thấy ngày càng nhiều người trẻ cảm thấy áp lực trước sự suy thoái kinh tế.

“Đây là cách để sơ cứu cho tinh thần. Nhưng nó có thể gây nguy hiểm cho khả năng đưa ra quyết định cho chính mình trong dài hạn", vị chuyên gia nhận định.

Số hóa...bùa phép

Nhằm ăn theo xu thế này, nhà sản xuất hình nền điện thoại di động Mootae World đã tạo ra hàng chục nghìn hình ảnh, mỗi hình có các lá bài tarot và biểu tượng khác nhau, cho màn hình điện thoại của khách hàng.

Với giá 249 baht (hơn 160.000 đồng), mỗi hình nền đều được đặt làm riêng theo vị trí ngôi sao hộ mệnh và ước muốn của họ, dù là vấn đề tài chính hay tình cảm.

Bùa hộ mệnh theo kiểu truyền thống của Phật giáo, thường là hình ảnh của các nhà sư đạo sư hoặc Đức Phật được làm từ đồng, thau hoặc vàng, cũng có sẵn dưới dạng NFT.

Dự án Crypto Amulets của Thái Lan đã bán được khoảng 3.000 NFT như vậy kể từ khi ra mắt vào năm 2021, mỗi NFT có giá khoảng 2.000 baht.

Mỗi chiếc bùa hộ mệnh kỹ thuật số được in trên giấy trước tiên để được các nhà sư ở tỉnh Surin, vốn là thị trường buôn bán bùa hộ mệnh Phật giáo khổng lồ của Thái Lan, làm phép.

Ekkaphong Khemthong, người sở hữu nền tảng Crypto Amulets cho biết: “Chúng tôi từng đeo bùa hộ mệnh quanh cổ, nhưng bây giờ chúng tôi có thể mang chúng trên điện thoại của mình”.

Các thương hiệu kinh doanh chính thống đang công nhận các thầy bói của Thái Lan là chìa khóa mở ra thị trường ngày càng tăng của những tín đồ trẻ tuổi.

"Một xu hướng tiếp thị mới đã xuất hiện. Các xu hướng luôn thay đổi, nhưng niềm tin siêu nhiên là điều không đổi trong xã hội Thái Lan", Muratha Junyaworalug, trưởng nhóm nghiên cứu của CMMU, cho biết. "Tất cả các thương hiệu đều muốn thâm nhập vào thị trường này."

Theo Reuters
Nhóm nhạc BTS tích cực quảng bá văn hóa Hàn Quốc. Ảnh: Bighit Entertainment
Giới trẻ châu Á kể chuyện văn hóa dân tộc
(Ngày Nay) - Người trẻ châu Á ngày nay không chỉ năng động, sáng tạo mà còn luôn ý thức gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Họ đang thổi bùng sức sống mới cho văn hóa truyền thống bằng những cách thức độc đáo và đầy cảm hứng.
Ảnh minh họa
Công an Hà Nội cảnh báo 24 thủ đoạn sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm tài sản
(Ngày Nay) - Theo Công an TP Hà Nội, tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn diễn biến phức tạp, các đối tượng thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn hoạt động, lợi dụng không gian mạng để thực hiện hành vi phạm tội, gây thiệt hại đặc biệt lớn về kinh tế-xã hội.
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
(Ngày Nay) -  “Quiet luxury” - sự xa xỉ thầm lặng đang phát triển thành xu hướng sống, phong cách tận hưởng mới của giới thượng lưu. Bắt nguồn từ thời trang, xu hướng này “lấn sân” sang lĩnh vực bất động sản và được giới nhà giàu ưa chuộng. Điều này lý giải vì sao phân khu The Miyabi (thuộc Thành phố đảo Hoàng Gia - Vinhomes Royal Island) được săn đón ngay khi vừa ra mắt .
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.