Người Vũ Hán cạn khô nước mắt và hy vọng vì dịch bệnh

(Ngày Nay) - Bị sốt nặng, bà An Jianhua vẫn phải xếp hàng chờ đợi suốt 7 giờ bên ngoài bệnh viện trong cái lạnh, với hy vọng được bác sĩ gọi vào để làm xét nghiệm.
Người dân Vũ Hán xếp hàng trong bệnh viện để làm xét nghiệm chẩn đoán nCoV. Ảnh: The New York Times
Người dân Vũ Hán xếp hàng trong bệnh viện để làm xét nghiệm chẩn đoán nCoV. Ảnh: The New York Times

Bà An, 67 tuổi, cần chẩn đoán chính thức từ bệnh viện để đủ điều kiện điều trị, nhưng bà và con trai đã phải lui tới nhiều bệnh viện do không đủ sức xếp hàng chờ đợi. Cuối cùng, họ vẫn không thể làm xét nghiệm mà chỉ được truyền thuốc để hạ sốt.

Kể từ đó, bà An đã tự cách ly mình tại nhà. Bà và con trai ăn riêng bữa, đeo khẩu trang và liên tục khử trùng căn hộ của họ. Sức khỏe của bà An đang suy giảm nhanh chóng khiến người con trai ngày càng tuyệt vọng.

"Tôi không thể để mẹ chết dần ở trong nhà. Ngày nào tôi cũng muốn khóc, nhưng chẳng còn nước mắt hay hy vọng tại thành phố này", He Jun - con trai bà An, trần tình.

Người Vũ Hán cạn khô nước mắt và hy vọng vì dịch bệnh ảnh 1

Cảnh hàng dài người đứng xếp hàng chờ được xét nghiệm và lấy kết quả đã trở nên quen thuộc tại các cơ sở y tế tại Vũ Hán. Ảnh: The New York Times

Trong khi các quốc gia đang chạy đua với thời gian để đối phó với dịch nCoV, cư dân Vũ Hán cũng bị cuốn vào một trận chiến hàng ngày để sống sót sau khi mắc bệnh viêm phối, vốn đã giết chết 224 người trong thành phố.

Tháng trước, chính phủ Trung Quốc đã tiến hành phong tỏa thành phố và cấm hầu hết các phương tiện giao thông công cộng cũng như xe cộ lưu thông ra khỏi đây nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan sang các khu vực khác của đất nước. Tình trạng thiếu thốn khiến các bệnh nhân tại đây không được chăm sóc đầy đủ, hay thậm chí là làm xét nghiệm.

Nhiều bác sĩ và y tá đã bày tỏ sự phẫn nộ do phải làm việc trong tình trạng kiệt sức và thiếu thốn vật tư y tế. Lệnh cấm giao thông có nghĩa là một số người dân phải đi bộ hàng giờ để đến bệnh viện - nếu họ đủ khỏe để ra ngoài. Những hàng dài người đứng ngoài bệnh viện trong giá lạnh để chờ xét nghiệm cho thấy mức độ nghiêm trọng của tình hình dịch bệnh nhiều khả năng vượt quá con số được công bố chính thức.

Những người đến bệnh viện nói rằng họ bị buộc phải ở lại phòng chờ bệnh viện trong nhiều giờ, những người ở cuối hàng sau đó sẽ được bảo về nhà để tự cách ly, làm dấy lên lo ngại về lây nhiễm chéo trong cộng đồng.

Người Vũ Hán cạn khô nước mắt và hy vọng vì dịch bệnh ảnh 2

Dịch vụ xe cấp cứu cũng trở nên quá tải và hàng trăm lượt người phải chờ để được tới lượt mình. Ảnh: The New York Times

Hôm 2/2, các nhà chức trách đã công bố kế hoạch thiết lập các trạm kiểm dịch xung quanh Vũ Hán cho những người có triệu chứng viêm phổi và tiếp xúc gần gũi với các bệnh nhân nCoV. 

"Tình hình theo tôi thấy còn nghiêm trọng hơn các con số được công bố trên truyền thông. Những người có thể được chẩn đoán và điều trị là những người may mắn. Trong khu phố của chúng tôi, nhiều người đã qua đời tại nhà riêng", Long Jian, 32 tuổi, nói bên ngoài một bệnh viện nơi người cha già của anh đang được điều trị. Long cho biết cha anh đã phải đi tới 6 bệnh viện và chờ suốt 1 tuần để được làm xét nghiệm.

Theo hướng dẫn chính thức, bệnh nhân được khuyến khích đến bệnh viện địa phương trước để làm đánh giá ban đầu và kê đơn thuốc. Sau đó, bệnh nhân sẽ cung cấp kết quả cho các ủy ban khu phố địa phương của họ, chịu trách nhiệm liên lạc với các bệnh viện và điều phối các nguồn lực cho các hộ gia đình trong khu vực của họ. Có khoảng 1.000 ủy ban khu phố ở Vũ Hán, với dân số 11 triệu người.

Bệnh nhân có triệu chứng nhẹ thường được yêu cầu về nhà và tự cách ly, theo thông báo ngày 24/1 của các quan chức thành phố. Những người có các triệu chứng nghiêm trọng hơn được các ủy ban khu phố lập danh sách, sau đó được xếp vận chuyển bằng xe cứu thương đến các bệnh viện.

Nhưng trong thực tế, bệnh nhân và người thân của họ nói rằng quá trình này mất quá nhiều thời gian và và các triệu chứng nghiêm trọng thường bị xếp quá cao. Điều này buộc họ phải ra khỏi nhà và hòa vào dòng người xếp hàng trước các bệnh viện để làm xét nghiệm.

Người Vũ Hán cạn khô nước mắt và hy vọng vì dịch bệnh ảnh 3

Đường phố Vũ Hán trở nên vắng lặng do chẳng mấy ai chọn ra đường những ngày này. Ảnh: The New York Times

Amy Hu cho biết bà mẹ 64 tuổi của cô đã đến bác sĩ sau khi bị sốt, ho, khó thở và tiêu chảy khoảng 10 ngày trước. Dựa trên đánh giá ban đầu, bác sĩ đã nói với mẹ cô nhiều khả năng đã nhiễm nCoV, tuy nhiên các xét nghiệm để đưa ra kết quả chính xác hiện không có sẵn.

"Nếu không có kết quả xét nghiệm, mẹ tôi không thể nhập viện. Kể từ đó, mẹ con tôi ngày nào cũng đợi tin từ bệnh viện để hẹn làm xét nghiệm. Tôi rất không hài lòng với quy trình này, như thể những người sắp chết mới được nhập viện vậy", Hu chia sẻ.

Nhiều bác sĩ và người dân Vũ Hán đang đặt hy vọng vào hai bệnh viện mới được xây dựng. Một trong số đó là bệnh viện Hỏa Thần Sơn với quy mô 1.000 giường bệnh đã đi vào hoạt động trong hôm nay. Quân đội Trung Quốc cho biết 1.400 bác sĩ và y tá sẽ được triển khai để làm việc tại đó, qua đó giúp giảm tải áp lực cho ngành y tế thành phố.

Việc xây dựng các bệnh viện dã chiến như Hỏa Thần Sơn chỉ trong vòng 1 tuần tới 10 ngày đối với nhiều người là một kỳ tích, nhưng đối với một số người như Gan Hanjiang, tốc độ đó vẫn không đủ nhanh.

Tháng trước, bố của Gan bị sốt cao và ho. Ông đã được xét nghiệm, nhưng kết quả cho thấy âm tính. Mười ngày sau khi xuất hiện các triệu chứng, cha anh đã qua đời.

"Bệnh viện cho biết nguyên nhân gây tử vong là do bệnh viêm phổi nặng. Nhưng tôi tin rằng đó là do nCoV", Gan cho biết.

Vào ngày cha anh qua đời, anh Gan bắt đầu có những triệu chứng tương tự, không có xe riêng nên Gan không thể tự đi tới bệnh viện để làm xét nghiệm.

"Việc điều trị rất khó khăn, không phải ai cũng được nhận vào viện, còn bên trong này thì cũng không có đủ thuốc cho tất cả mọi người", Gan nói.

Tong Yixuan, 31 tuổi, cho biết vào tuần trước cha mẹ anh có các biểu hiện như sốt cao và gần như ngất xỉu, thế nhưng không ai trong số họ được làm xét nghiệm hay cho nhập viện. "Bệnh viện cho biết không có đủ chỗ, còn triệu chứng của bố mẹ tôi vẫn chưa đủ nghiêm trọng, nên họ bảo tôi đưa bố mẹ trở về nhà để tự cách ly", Tong nói.

Nhà của Tong cách thị trấn Hoàng Thạch gần 100 km, nơi hiện đang bị phong tỏa trong nhiều ngày qua, khiến gia đình anh bị mắc kẹt ở nhà. Mất tới 10 ngày cùng nhiều giờ đàm phán với các nhà chức trách, anh mới đưa được cha mẹ tới bệnh viện để làm xét nghiệm.

"Tất cả những gì tôi muốn làm là chăm sóc cha mẹ mình. Tôi không quan tâm nếu tôi bị nhiễm bệnh" anh Tong chia sẻ.

Theo The New York Times
Bộ sách Lịch sử quân sự Việt Nam. Ảnh: baochinhphu.vn
Xuất bản bộ sách 14 tập về lịch sử quân sự Việt Nam
(Ngày Nay) - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa tổ chức xuất bản lần thứ ba bộ sách Lịch sử quân sự Việt Nam của Viện Lịch sử quân sự nhằm tiếp tục truyền bá tri thức lịch sử quân sự dân tộc tới các tầng lớp nhân dân và bạn bè quốc tế. Đây là một trong những hoạt động hướng tới các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng trong năm 2024.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp chiều 5/11/2024. Ảnh: Minh Đức/TTXVN
Chống lãng phí, khai thác hiệu quả tài sản công
(Ngày Nay) - Các đại biểu Quốc hội đề nghị tiếp tục hoàn thiện pháp luật về thu - chi ngân sách nhà nước, cơ cấu ngân sách theo hướng bền vững, tăng cường phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, chống lãng phí.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.