Nguyên nhân 'siêu tàu chở dầu' Iran vẫn chưa khởi hành mặc dù có lệnh thả

Việc thuyền trưởng tàu chở dầu Grace 1 không muốn điều khiển con tàu đang khiến cho siêu tàu chở dầu Iran gặp khó khăn trong việc khởi hành rời khỏi Gibraltar mặc dù đã có lệnh thả.
Tàu chở dầu Iran Grace 1 thả neo tại vùng Eo Gibraltar ngày 15/8. Ảnh: Reuters
Tàu chở dầu Iran Grace 1 thả neo tại vùng Eo Gibraltar ngày 15/8. Ảnh: Reuters

Hãng tin AP ghi nhận trong hôm 16/8, mặc dù có một vài hoạt động nhỏ song tàu chở dầu Grace 1 mang theo 2,1 triệu tấn dầu thô nhẹ của Iran vẫn đang thả neo tại vùng lãnh thổ của Anh ở Địa Trung Hải một ngày sau khi chính quyền và Tòa án Tối cao Gibraltar quyết định dỡ bỏ lệnh bắt giữ và thả tàu.

Chánh án Tòa án tối cao khu vực Anthony Dudley cho biết quyết định này được đưa ra sau khi chính quyền Gibraltar nhận được thư đảm bảo từ phía Iran rằng tàu Grace 1 "không bao giờ đi tới một thực thể bị Liên minh châu Âu trừng phạt" và do đó không có lý do hợp lý nào để bắt giữ con tàu này.

Trích lời Richard Wilkinson – luật sư đại diện của thủy thủ đoàn trên tàu chở dầu Iran bị bắt giữ hồi đầu tháng 7, hãng tin AP đưa tin vị thuyền trưởng quốc tịch Ấn Độ nắm quyền quản lý con tàu Grace 1 đã bày tỏ mong muốn không tiếp tục giữ chức vụ thuyền trưởng nữa và muốn công ty chủ quản Iran tìm người thay thế.

"Ông ấy không muốn tiếp tục chỉ huy tàu, ông ấy muốn về nhà. Ông ấy là một thuyền trưởng chuyên nghiệp cần chờ một thủy thủ đoàn mới để thực hiện công việc bàn giao”, luật sư Wilkinson lý giải.

Luật sư này cũng cho biết trước khi tàu Grace 1 bị bắt giữ, tàu đang trong quá trình sửa chữa ở Gibraltar. Sự kiện bắt giữ đã làm gián đoạn công tác tu sửa tàu chở dầu. Chính vì vậy, điều này có thể là một trong những nguyên nhân khiến tàu chở dầu không thể khởi hành thực hiện được một chuyến đi dài ngay lập tức.

Trong tuyên bố lệnh thả tàu, các nhà chức trách Gibraltar không tiết lộ về thời điểm tàu dự kiến rời đi.

Thủ hiến Gibraltar ông Fabian Picardo cho biết vấn đề này hiện giờ hoàn toàn phụ thuộc vào thủy thủ đoàn và chủ tàu. "Tàu Grace 1 có thể rời đi ngay khi họ tổ chức công tác hậu cần cần thiết để điều khiển một con tàu đến bất cứ nơi nào nó muốn đến. Có thể là ngày hôm nay, cũng có thể là ngày mai. Bây giờ vấn đề này là của riêng thủy thủ đoàn và chủ tàu”.

Theo AP, bất kỳ sự chậm trễ khởi hành nào của con tàu Grace 1 cũng sẽ tạo cơ hội cho Mỹ có thêm hành động pháp lý và cố ngăn tàu rời đi trong bối cảnh cuộc đối đầu căng thẳng với Iran ngày càng tăng.

Trong một diễn biến liên quan, Bộ Tư pháp Mỹ ngày 16/8 đã công bố lệnh bắt giữ tàu chở dầu Grace1. Bộ này cáo buộc tàu Grace 1 vẫn nằm trong “âm mưu tiếp cận một cách bất hợp pháp hệ thống tài chính của Mỹ để hỗ trợ việc vận chuyển trái phép tới Syria từ Iran do lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) thực hiện”. Mỹ vốn đã xếp IRGC là một tổ chức khủng bố nước ngoài.

Theo lệnh bắt giữ, con tàu này cùng với toàn bộ dầu trên tàu sẽ bị tịch thu do vi phạm Đạo luật Quyền hạn Kinh tế Khẩn cấp Quốc tế (IEEPA), và dựa trên các quy chế tịch thu tài sản do gian lận ngân hàng, rửa tiền, khủng bố. Ngoài ra, Bộ Tư pháp Mỹ ra lệnh tịch thu 995.000 USD trong một tài khoản gửi tại một ngân hàng Mỹ có liên quan tới Công ty thương mại toàn cầu Paradise, mà phía Mỹ coi là một công ty trá hình có liên quan tới hoạt động kinh doanh của Iran.

Hiện phía Anh hay chính quyền Gibraltar chưa có phản ứng gì về lệnh bắt giữ này.  

Ngày 4/7 vừa qua, Lực lượng thủy quân lục chiến Hoàng gia Anh đã bắt giữ tàu chở dầu Grace 1 ở ngoài khơi Gibraltar do nghi ngờ tàu này vi phạm các lệnh trừng phạt của Eu chở dầu tới Syria. Iran đã bác bỏ cáo buộc trên. Hai tuần sau đó, IRGC đã bắt giữ tàu chở dầu treo cờ Anh "Stena Impero" gần Eo biển Hormuz, cáo buộc tàu này vi phạm quy định hàng hải. Anh coi đây là một hành động trả đũa trái phép. Các vụ bắt giữ tàu trên đã làm gia tăng cẳng thẳng giữa Anh và Iran.

Theo TTXVN
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.