Nguyên tắc phát triển bền vững từ nhà máy rượu truyền thống Takamasamune, Nhật Bản

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Suốt bề dày 188 năm hoạt động, Takamasamune tự hào là nhà máy nấu rượu truyền thống, mang đậm giá trị lịch sử và văn hóa vùng Kurume, Fukuoka – một trong những nơi sản xuất rượu sake hàng đầu Nhật Bản. Đồng thời, Takasamune cũng là một trong những đơn vị tiên phong trong quá trình xanh hóa ngành rượu tại xứ sở hoa anh đào. 
Nguyên tắc phát triển bền vững từ nhà máy rượu truyền thống Takamasamune, Nhật Bản ảnh 1

Ufufu, một trong những dòng sản phẩm của Takamasamune được ưa chuộng nhất tại thị trường Việt Nam. Ảnh: Thiên Ưng

Thông qua nghệ thuật nấu rượu sake truyền thống kết hợp với kỹ thuật chưng cất tiên tiến, các nghệ nhân của Takamasamune luôn không ngừng nâng cao kỹ năng pha chế, thể hiện sự lão luyện, tinh tế, khéo léo với mong muốn đem đến cho người dùng trải nghiệm ngày càng tuyệt vời hơn. Trong mỗi chai rượu của Takamasamune đều chứa đựng những nguyên liệu tốt nhất từ thiên nhiên trù phú, dòng nước khoáng quý giá từ núi Minou, những cánh đồng lúa mạch, cây trồng bản địa nhiều chất dinh dưỡng tại Kurume, tất cả đều góp phần làm nên hương vị thơm ngon trong từng giọt rượu.

Takamasamune hoàn toàn tự chủ từ vùng nguyên liệu lúa gạo, hoa quả được sử dụng trong nấu rượu, đồng thời luôn đặc biệt chú trọng đến đầu tư thiết bị tối ưu quy trình giảm rác thải, tận dụng hiệu quả nguyên liệu, hạn chế bao bì nilong, hoạt động theo hướng carbon thấp, phấn đấu trở thành một đơn vị có trách nhiệm với xã hội, môi trường.

Nguyên tắc phát triển bền vững từ nhà máy rượu truyền thống Takamasamune, Nhật Bản ảnh 2

Theo bà Nguyễn Xuân Lan, Giám đốc công ty Thiên Ưng, nhà phân phối độc quyền của Takamasamune tại Việt Nam, mỗi sản phẩm rượu của nhà máy Takasamune bán ra đều sẽ được trích một phần lợi nhuận đóng góp cho quỹ trồng rừng tại địa phương, tức vùng Kurume, Fukuoka, Nhật Bản.

Phát huy những thế mạnh vốn có từ nhà máy Nhật Bản, công ty TNHH Đầu tư Thương mại và Dịch vụ Thiên Ưng dần từng bước phát triển, đóng góp tích cực vào việc thay đổi nhận thức của người tiêu dùng Việt Nam về văn hóa uống rượu lành mạnh trong mối tương quan với câu chuyện bảo vệ môi trường. Theo đó, người uống cần được nâng cao nhận thức về những tác động của ngành rượu, vượt ra ngoài những câu chuyện về an toàn giao thông, cần hình thành thói quen cân nhắc đến nguồn gốc của sản phẩm, cũng như những giá trị bền vững nhà máy sản xuất theo đuổi, thay vì đơn thuần cho rằng rượu chỉ là thức giải khát, để "vui", "đẹp" và "sang", hay chỉ là thói quen những dịp lễ Tết.

Tháng 10/2022, trong khuôn khổ hội nghị quốc tế "Vai trò của nền kinh tế xanh trong bảo tồn di sản văn hóa và thiên nhiên" do Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam tổ chức, công ty Thiên Ưng đã nhận được bằng khen và bảng vàng Doanh nhân văn hóa nhờ những giá trị bền vững mà doanh nghiệp đang theo đuổi và thực hiện.

Nguyên tắc phát triển bền vững từ nhà máy rượu truyền thống Takamasamune, Nhật Bản ảnh 3
Công ty TNHH Đầu tư Thương mại và Dịch vụ Thiên Ưng đã nhận được bằng khen và bảng vàng Doanh nghiệp Văn hóa tại Hội nghị Quốc tế tháng 10/2022. Ảnh: Nguyễn Thanh Tùng.
Nguyên tắc phát triển bền vững từ nhà máy rượu truyền thống Takamasamune, Nhật Bản ảnh 4

Ông Geogre Christophides, Chủ tịch Danh dự của Liên hiệp các Hội UNESCO Thế giới trao bảng vàng Doanh nghiệp Văn hóa cho Thiên Ưng, nhà phân phối chính thức của Takamasamune tại Việt Nam. Ảnh: Nguyễn Thanh Tùng.

Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).
Tiêm vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ. Ảnh: THX/TTXVN
WHO phê duyệt vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ thứ hai
(Ngày Nay) - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố việc cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine LC16m8 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận vaccine kịp thời tại các cộng đồng đang bùng phát dịch đậu mùa khỉ.