Theo đài CNN, các nhà lập pháp và vận động chính sách của hai đảng đối lập đã công khai lên tiếng chống lại hành động xóa bỏ ngân quỹ trợ cấp đến Bộ Ngoại giao và Cơ quan Phát triển Quốc tế của Mỹ. Họ cảnh báo về khả năng ảnh hưởng của mình lên những ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Mỹ
Phía sau hậu trường, các thành viên Quốc hội từ hai đảng và quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ đã tiến hành vận động Nhà Trắng nhằm lùi lại những khoản cắt giảm lên đến 4 tỉ USD (hơn 92.000 tỉ đồng).
Chính quyền Tổng thống Donald Trump đã tìm cách giảm bớt những khoản mà họ tin là đang được sử dụng một cách lãng phí và khiến khoản trợ cấp nước ngoài phụ thuộc hơn vào sự hỗ trợ từ chính sách của Mỹ. Nhân viên Nhà Trắng tin rằng họ có thẩm quyền để hủy bỏ các khoản ngân quỹ mà không cần sự chấp thuận của Quốc hội.
Nhà Trắng sẽ xóa bỏ một số khoản viện trợ nước ngoài vào cuối tuần. Ảnh: CNN |
Theo một quan chức nói với đài CNN, Cục quản lý Hành chính và Ngân sách Mỹ đã hoàn tất một số điều khoản trong gói bãi bỏ này nhưng dự định sẽ công khai vào đầu tuần tới. Các khoản bãi bỏ sẽ bao gồm khoản tiền dành cho Liên Hiệp Quốc với một số quỹ về hoạt động gìn giữ hòa bình, ngân sách cho các quốc gia Tam giác Bắc Trung Mỹ là Honduras, Guatemala và El Salvador cùng các chương trình văn hóa.
Vị quan chức này cho hay gói bãi bỏ sẽ không hoàn toàn cắt tiền tài trợ trong một số tài khoản. Theo đài CNN đưa tin hôm 14-8, các dự án mũi nhọn của bà Ivanka Trump và Phó tổng thống Mike Pence cũng như quỹ y tế toàn cầu sẽ không bị hủy bỏ.
Nghị sĩ Đảng Cộng hòa Lindsey Graham, một người ủng hộ trung thành của tổng thống và Dân biểu Hal Rogers đã bày tỏ sự lo ngại của họ về sự hủy bỏ này đến ông Donald Trump.
"Những khoản cắt giảm không chỉ có khả năng làm suy yếu đáng kể an ninh quốc gia và nỗ lực chống khủng bố của các nhà ngoại giao cũng như đối tác quốc tế ở nước ngoài. Chúng tôi còn lo ngại gói bãi bỏ viện trợ này sẽ gây rắc rối cho chính quyền và quốc hội khi thực hiện các thỏa thuận phân bổ ngân sách trong tương lai" – nghị sĩ bang Bắc Carolina và dân biểu bang Kentucky viết.
Bộ trưởng Ngoại giao Mike Pompeo (trái) và Tổng thống Donald Trump. Ảnh: CNN |
Nhà Trắng đã đẩy mạnh gói bãi bỏ viện trợ nước ngoài từ năm 2018 nhưng cuối cùng phải dừng kế hoạch sau khi các phản ứng dữ dội lan rộng, trong đó có cả phản đối từ Bộ trưởng Ngoại giao Mike Pompeo. Ông Pompeo hiện chưa công khai lên tiếng chống lại hành động xóa bỏ này trong năm nay.
Nếu Nhà Trăng tăng cường cắt giảm viện trợ, các nhà lập pháp sẽ cố gắng đổ đầy tiền trong cuộc trao đổi về tài chính sắp tới vào mùa thu. Trong đó, một số vấn đề có thể trở thành điểm tranh cãi trước hạn chót ngày 30-9 để tránh tình trạng chính phủ đóng cửa lần nữa.