Nhật Bản: Bắt đầu công tác tìm kiếm các nạn nhân vụ chìm tàu du lịch dưới đáy biển

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Sáng 25/4, Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản bắt đầu công việc rà soát dưới đáy biển để nỗ lực tìm kiếm các nạn nhân mất tích còn lại của tàu du lịch Kazu I gặp nạn hôm 23/4.
Lực lượng cứu hộ tìm kiếm tàu Kazu 1 và các nạn nhân ở khu vực bán đảo Shiretoko, đông bắc Nhật Bản ngày 24/4.
Lực lượng cứu hộ tìm kiếm tàu Kazu 1 và các nạn nhân ở khu vực bán đảo Shiretoko, đông bắc Nhật Bản ngày 24/4.

Theo thông tin từ lực lượng cứu hộ cứu nạn gồm Lực lượng bảo vệ bờ biển và Lực lượng phòng vệ Nhật Bản, sau hơn 1 ngày tìm kiếm cứu nạn trên phạm vi khoảng 8 km tính từ mũi Shitetoko, đến sáng 25/4, mới chỉ tìm được 11 nạn nhân, trong đó 10 nạn nhân được xác định đã thiệt mạng, 1 nạn nhân mới được phát hiện nhưng chưa rõ tình trạng sức khỏe. Hiện danh tính nạn nhân vẫn chưa được tiết lộ, song theo thông tin ban đầu thì các nạn nhân có độ tuổi từ 10-70, đến từ 9 địa phương khác nhau.

Với nhận định nhiều khả năng tàu Kazu I đã bị chìm xuống đáy biển nên bắt đầu từ ngày 25/4, lực lượng cứu hộ sẽ tiến hành công tác rà soát dưới đáy biển bằng công nghệ sonar để xác định vị trí con tàu và các nạn nhân còn lại. Công nghệ sonar là một kỹ thuật sử dụng sự lan truyền âm thanh chủ yếu ở dưới nước, giúp phát hiện các vật thể ở dưới đáy nước, trong nước, trên mặt nước như tàu bè, cá, vật thể trôi nổi hoặc chìm trong cát bùn.

Theo ông Junji Toyama, Giám đốc điều hành cơ quan cứu hộ biển Nhật Bản, người có nhiều năm tham gia công tác cứu hộ của Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản, thủy triều lên nhanh và gió lớn tại thời điểm xảy ra vụ tai nạn có thể khiến cho con tàu bị trôi dạt ra xa hơn so với dự kiến và chìm xuống đáy biển. Trong trường hợp phát hiện được con tàu bị chìm nhờ công nghệ sonar, các thợ lặn sẽ khẩn trương được huy động để tìm kiếm nạn nhân có thể bị mắc kẹt lại trong khoang tàu.

Sau khi xảy ra vụ tai nạn nghiêm trọng này, ngày 24/4, Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản đã có văn bản thông báo đến tất cả các đơn vị khai thác tàu du lịch trên toàn quốc, yêu cầu kiểm tra kỹ lưỡng các tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật của tàu du lịch và chấp hành nghiêm các quy định liên quan.

Trước đó, tàu Kazu I, nặng 19 tấn, mất liên lạc với đất liền từ hôm 23/4 khi đang di chuyển trên vùng biển ngoài khơi mũi phía Đông Bắc của Hokkaido để đến bán đảo Shiretoko được UNESCO công nhận là Di sản thế giới với môi trường thiên nhiên nguyên sơ và hệ động vật hoang dã phong phú. Vài giờ sau khi tàu phát tín hiệu gặp nạn, các trực thăng và tàu cứu hộ đã được huy động đến vùng biển này để tham gia nỗ lực tìm kiếm cứu nạn./.

Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
(Ngày Nay) -  Đắk Lắk đang vào thời điểm chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến số ca đột quỵ gia tăng, có nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu và xử trí kịp thời.
Ban lãnh đạo Viettel chúc mừng đồng chí Cao Anh Sơn và đồng chí Nguyễn Đạt được bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn.
Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
(Ngày Nay) - Sáng 2/11, tại Văn phòng Quân ủy Trung ương, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã trao Quyết định số 420/QĐĐ-BQP và Quyết định số 468/QĐĐ-BQP ngày 1/11/2024 về việc bổ nhiệm cán bộ cho Thượng tá Cao Anh Sơn và Trung tá Nguyễn Đạt giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel).