Nhiều địa phương điều chỉnh lịch đến trường vì số ca mắc COVID-19 tăng nhanh

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Trước diễn biến số ca F0 tăng trong cộng đồng, nhiều địa phương tiếp tục điều chỉnh lịch đến trường, cho đến khi có thông báo mới.
Việc trở lại trường của học sinh còn nhiều khó khăn khi số ca nhiễm COVID-19 liên tục tăng trong những ngày qua ở các địa phương.
Việc trở lại trường của học sinh còn nhiều khó khăn khi số ca nhiễm COVID-19 liên tục tăng trong những ngày qua ở các địa phương.

Theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TP Hồ Chí Minh, việc trở lại trường của trẻ mầm non sẽ tuỳ theo nhu cầu của phụ huynh và điều kiện của các trường trong bối cảnh dịch COVID-19 phức tạp. Trước đó, TP đã đón nhóm trẻ 3 - 6 tuổi, các cơ sở mầm non có thể đón tiếp nhóm trẻ còn lại (dưới 3 tuổi) từ ngày 1/3.

Sở GD&ĐT Bà Rịa - Vũng Tàu thông tin, được sự đồng ý của UBND tỉnh, các trường học trên địa bàn đã chuyển đổi hình thức từ học trực tiếp sang trực tuyến, phù hợp với tình hình phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh. Việc chọn hình thức học được quyết định dựa vào số lượng, tỉ lệ F0 của từng trường, từng lớp học.

Theo Sở GD&ĐT Cà Mau, các trường học trên địa bàn iếp tục tổ chức học trực tiếp tuy nhiên có những điều chỉnh phù hợp với dịch bệnh.

Cụ thể, ở cấp tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông, phụ huynh phải tự test nhanh cho con em theo quy định. Nếu học sinh âm tính thì đi học, dương tính thì cách ly, điều trị theo quy định.

Ở cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông, các trường tổ chức test nhanh ngẫu nhiên, nếu phát hiện trường hợp dương tính, thực hiện các bước theo hướng dẫn của Bộ Y tế; trường học, lớp học có học sinh F0, vừa tổ chức dạy trực tiếp, kết hợp dạy trực tuyến nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho các em học tập.

Theo thống kê của Sở Giáo dục-Khoa học và Công nghệ Bạc Liêu, toàn tỉnh có 828 giáo viên, học sinh mắc COVID-19. Tỷ lệ đến trường của học sinh phổ thông hơn 95%. Sở cũng hướng trường học nếu lớp học nào có số F1 hơn 50% thì lớp học đó sẽ chuyển sang học trực tuyến.

Còn tại Đồng Nai, sau hai tuần đón học sinh trở lại trường, tính đến ngày 2/3, toàn tỉnh ghi nhận 11.000 học sinh, giáo viên mắc COVID-19. Do số ca mắc tăng cao nên nhiều lớp học ở Đồng Nai phải chuyển sang dạy và học trực tuyến.

Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, số ca F0 tại trường học tăng nhanh, tỉnh Đắk Lắk cho tất cả học sinh khối 9 và 12 ở TP Buôn Ma Thuột tạm dừng đến trường và học trực tuyến. Trước đó, UBND TP Buôn Ma Thuột cho bậc mầm non, tiểu học và các khối lớp khác của bậc THCS, THPT chuyển sang học trực tuyến để ứng phó với dịch bệnh.

Sở GD&ĐT Bình Phước vừa ra văn bản khẩn điều chỉnh việc dạy học trực tiếp tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn. Theo đó, các cơ sở giáo dục mầm non ở cấp độ 2 (vùng vàng), cấp độ 3 (vùng cam) và cấp độ 4 (vùng đỏ) không đón trẻ đến trường. Giáo viên phối hợp cha mẹ trẻ để hỗ trợ chăm sóc giáo dục trẻ tại nhà. Với học sinh lớp 1 đến lớp 6 tại địa bàn thuộc cấp độ 2, trường thực hiện kết hợp dạy học trực tiếp với trực tuyến, qua truyền hình. Tại địa bàn thuộc cấp độ 3, 4, học sinh tạm dừng đến lớp, chuyển sang học online, qua truyền hình.

Tỉnh Bình Thuận cũng dừng dạy bán trú và dạy 2 buổi/ngày với cấp tiểu học, mầm non từ ⅓ do số ca lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng và trường học có chiều hướng gia tăng.

Sở GD&ĐT Bắc Ninh đã đề nghị phòng GD&ĐT các huyện, thành phố chỉ đạo trường tiểu học, trung học cơ sở, trường liên cấp có học sinh tiểu học và trung học cơ sở tiếp tục chủ động linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học.

UBND TP Hòa Bình vừa quyết định cho học sinh tiểu học, trung học cơ sở, phổ thông dân tộc bán trú tiếp tục cho học sinh nghỉ học trực tiếp, chuyển sang học trực tuyến từ ngày 28/2 đến hết ngày 5/3. \

UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho trẻ em, học sinh tiểu học toàn tỉnh, học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông trên địa bàn TP. Hà Giang, huyện Bắc Quang, Vị Xuyên, Quang Bình nghỉ học trực tiếp kể từ 28/2 đến hết 12/3/2022. Các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh, Quản Bạ, Bắc Mê, Hoàng Su Phì, Xín Mần căn cứ tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn có thể cho học sinh nghỉ nếu cần thiết.

Trước đó, các tỉnh, thành phố như: Hà Nội, Gia Lai, Đắk Nông, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Phú Thọ, TP Lào Cai cho học sinh tại một số cấp học dừng học trực tiếp, chuyển sang học trực tuyến do số ca mắc COVID -19 tăng mạnh trên địa bàn cũng như ở trường học.

Theo thống kê gần đây nhất của Bộ GD&ĐT, ​​ cả nước có gần 3 triệu học sinh trong hơn 17 triệu học sinh các cấp từ mầm non, tiểu học, THCS, THPT phải dừng học trực tiếp vì dịch COVID-19.

Ngập cả cây số trên tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ
Ngập cả cây số trên tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ
(Ngày Nay) - Từ đêm 10 đến sáng 11/9, mưa lớn kéo dài cộng với việc nước sông dâng cao khiến tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ qua huyện Thường Tín (Hà Nội), đoạn Km191 đến Km192m ngập cả hai chiều khiến các phương tiện di chuyển rất khó khăn.
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia dự báo, trong 12 giờ tới, lũ trên sông Thao tại Yên Bái tiếp tục xuống nhưng vẫn trên mức báo động 3. Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN
Lũ trên sông Thao tại Yên Bái tiếp tục xuống nhưng vẫn trên mức báo động 3
(Ngày Nay) - Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia dự báo, trong 12 giờ tới, lũ trên sông Thao tại Yên Bái tiếp tục xuống nhưng vẫn trên mức báo động 3; tại Phú Thọ biến đổi chậm ở mức báo động 2. Lũ trên sông Lô tại Tuyên Quang có khả năng đạt đỉnh 27,80m, trên báo động 3 là 1,80m vào sáng sớm 11/9 sau đó xuống chậm; tại Vụ Quang tiếp tục lên và đạt đỉnh ở mức 21,00m, trên mức báo động 3 0,50m vào trưa 11/9 sau đó xuống.
Ngập lụt tại thành phố Yên Bái sáng 10/9/2024. Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN
Yên Bái oằn mình chống lũ
(Ngày Nay) -  Do chịu ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, mưa lớn kéo dài làm nước lũ dâng cao gây ngập lụt nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Yên Bái, tổn thất khá nặng nề về người và tài sản. Trước tình hình trên, chính quyền và nhân dân tỉnh Yên Bái đang nỗ lực chống lũ, chủ động triển khai các lực lượng để ứng phó và xử lý kịp thời mọi tình huống xảy ra.
Lực lượng cứu hộ, cứu nạn nỗ lực đưa người từ tâm lũ ra ngoài. Ảnh: Trần Trang/TTXVN
Đảm bảo đủ thuốc cho các tình huống y tế bị ảnh hưởng bão, lũ, dịch bệnh
(Ngày Nay) -  Tại văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố và các cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc về việc đảm bảo cung ứng đủ thuốc trong mùa mưa lũ, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế cho biết sẽ ưu tiên, xem xét giải quyết theo quy định các đơn hàng nhập khẩu thuốc chưa có giấy đăng ký lưu hành để đáp ứng nhu cầu cấp bách trong phòng chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa.