1. Nguồn gốc của Thiên hà
Các nhà khoa học tin rằng thiên hà hình thành khoảng 13 tỷ năm trước đây, không chỉ phân bố ngẫu nhiên trong vũ trụ mà còn tạo thành cụm thiên hà.
Thiên hà rộng lớn ẩn chứa những bí ẩn to lớn với loài người |
Theo lý thuyết vụ nổ Big Bang, vũ trụ ban đầu có mật độ rất cao và bắt đầu giãn nở nhanh chóng. Những đám mây khí nhỏ kết hợp với nhau nhờ trọng lực, sau đó chúng cô đặc lại để hình thành các thiên hà.
2. Sự sống ngoài Trái đất
Công cuộc khám phá vũ trụ cũng như tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất luôn là khát khao chinh phục nhất của loài người.
Hàng trăm dự án, vệ tinh, robot đã được lên kế hoạch và thực hiện ngoài không gian. Theo các chuyên gia NASA, bằng chứng người ngoài hành tinh rất có thể sẽ tìm thấy trong năm 2025.
Tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất là một hành trình gian truân nhưng rất thú vị đối với các nhà khoa học |
Các nhà nghiên cứu đang tranh luận về khả năng xuất hiện sự sống trong những thiên hà cách Trái đất nhiều năm ánh sáng. Trong khi đó, một số ý kiến nhận định những tàn tích cổ trên Mặt Trăng là minh chứng cho sự sống từng tồn tại trên vệ tinh tự nhiên của Trái đất.
3. Vật chất tối
Vật chất tối là một trong những câu đố lớn nhất của vũ trụ. Trong 1990, các nhà nghiên cứu phát hiện vũ trụ đang giãn nở và cho rằng vật chất tối là nguyên nhân gây ra hiện tượng trên. Năng lượng tối chiếm khoảng 70% mật độ năng lượng vũ trụ.
Mô hình mở rộng của vũ trụ |
Mô hình vũ trụ đang mở rộng khiến một số người cho rằng "ngày tàn của vũ trụ" có thể đến nhanh hơn dự kiến. Người ta đặt tên cho nó là Big Freeze (Vụ đóng băng lớn), tức là nếu vũ trụ cứ tiếp tục mở rộng, mọi vật sẽ ngày càng tách xa nhau cho đến lúc trôi vào vô định.
Đến nay, cách thức hoạt động của nguồn năng lượng này vẫn còn nhiều bí ẩn và chờ đợi con người khám phá.
4. Lỗ Đen
Được xem là ‘kẻ giết người không lồ trong vũ trụ”, Lỗ đen (hố đen hoặc hốc đen) là một vùng trong không-thời gian mà trường hấp dẫn ngăn cản mọi thứ, bao gồm cả ánh sáng cũng không thể thoát ra.
Hình ảnh Lỗ đen - Quái vật khủng khiếp ngoài không gian |
Theo một số nhà khoa học, tên gọi "hố đen" có thể chưa chính xác khi bất cứ tia sáng nào xuất hiện gần nó cũng bị hút vào. Họ đề xuất tên gọi khác "ôn hòa" hơn là "hố vô hình”.
5. Vi sóng vũ trụ
Trong quá trình nghiên cứu vũ trụ, các nhà khoa học đã phát hiện ra cái gọi là vi sóng vũ trụ, nhưng không thể giải thích được sự tồn tại của hiện tượng này.
Giả thuyết cho rằng vi sóng vũ trụ là bức xạ còn sót lại từ một vụ nổ cực lớn |
Một giả thuyết cho rằng vi sóng vũ trụ là bức xạ còn sót lại từ một vụ nổ cực lớn dẫn đến sự hình thành vũ trụ, xảy ra từ rất lâu, được đặt tên là Big Bang (Vụ nổ Lớn). Như vậy, câu hỏi về vi sóng vũ trụ lại trở về câu hỏi về hiện tượng vốn được xem là cốt lõi sự hình thành của vũ trụ.
Trang Ly (T/h)