Các chuyên gia đã tranh luận ngày càng sôi nổi về địa điểm tiềm năng để tổ chức cuộc gặp mặt lịch sự và đây là những địa điểm được nhắc tới nhiều nhất.
Bàn Môn Điếm
Bàn Môn Điếm là địa điểm được nhắc tới nhiều nhất trong cuộc tranh luận của các chuyên gia. Đây là một ngôi làng ở tỉnh Gyeonggi, là giới tuyến phân cách Triều Tiên và Hàn Quốc. Tại đây, vào năm 1953, Hiệp định ngừng Chiến tranh Triều Tiên được ký kết.
"Các địa điểm như Thuỵ Sĩ hay đảo Jeju đang được chú ý rất nhiều, nhưng chúng tôi vẫn cân nhắc Bàn Điếm là một lựa chọn nghiêm túc", một quan chức Nhà Trắng cho hay.
Bàn Môn Điếm, ranh giới quân sự giữa Triều Tiên và Hàn Quốc |
Tuy nhiên lại có rất nhiều người nghi ngờ cho rằng Bàn Môn Điếm là biểu tượng của Chiến tranh Triều Tiên và tiếp tục căng thẳng, chứ không phải địa điểm phù hợp cho một thoả thuận hoà bình.
Trên thực tế, Bàn Môn Điếm vẫn là điểm gặp mặt mà cả Tổng thống Trump và Chủ tịch Kim đều không phải di chuyển quá xa và lực lượng an ninh trong khu vực này của họ cũng “kẻ tám lạng, người nửa cân”.
"Nếu Triều Tiên và Hoa Kỳ, những người trực tiếp liên quan đến thoả thuận ngừng bắn, tổ chức hội nghị thượng đỉnh tại Bàn Môn Điếm, nó sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc biến một biểu tượng từ phân chia thành hoà bình”, viên chức Nhà Xanh cho biết.
Đảo Jeju
Một điểm khác ở Hàn Quốc đã được nêu ra như là một lựa chọn hoàn hảo chính là hòn đảo Jeju xinh đẹp, ngoài khơi bờ biển phía Nam, có dễ dàng tiếp cận bằng thuyền hoặc máy bay từ bán đảo Triều Tiên.
Đảo Jeju xinh đẹp được cho là khu vực mà cả Triều Tiên và Mỹ đều khá cân bằng về mặt quân sự |
Bên cạnh đó, hòn đảo này còn là nơi tổ chức diễn đàn "hòa bình và thịnh vượng" hàng năm vào tháng 5 nhằm thu hút các nhà lãnh đạo quốc tế.
"Như một hòn đảo của hoà bình, Jeju là nơi lý tưởng để tổ chức hội nghị thượng đỉnh Triều Tiên-Hoa Kỳ ", lãnh đạo Jeju cho biết trong một tuyên bố.
Châu Âu
Một số điểm ở châu Âu, bao gồm cả Thuỵ Sĩ và Thuỵ Điển, đã được nêu ra như các vị trí trung lập có thể cho một hội nghị thượng đỉnh.
Đây là hai quốc gia đã có danh tiếng quốc tế với tư cách là hòa giải và cả hai đều đóng vai trò là thành viên của Ủy ban Giám sát Trung lập nhằm điều chỉnh mối quan hệ giữa hai miền Triều Tiên sau năm 1953 đình chiến.
Thuỵ Sĩ là một trong những quốc gia đã chứng kiến rất nhiều hiệp định hoà bình được ký kết |
Bên cạnh đó có một số nguồn tin cho rằng vào thời niên thiếu, Chủ tịch Kim và anh chị em của ông đã từng theo học tại một trường tư thục ở Thụy Sĩ vào những năm 90.
Bộ Ngoại giao Thụy Sĩ cũng khẳng định nước này đã sẵn sàng để tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc đàm phán giữa Triều Tiên và Hoa Kỳ.
Thủ tướng Thụy Điển cũng tỏ ra rất hào phóng khi khẳng định sẵn sàng giúp đỡ "bằng bất cứ cách nào".
Châu Á
Châu Á cũng được đưa lên bàn cân như một địa điểm tiềm năng cho cuộc gặp mặt giữa Tổng thống Trump và Chủ tịch Kim. Các địa điểm được đánh giá cao nhất là: Bắc Kinh, Singapore, Hà Nội, hoặc thậm chí là Ulaanbaatar ở Mông Cổ.
Bắc Kinh được cho là địa điểm hợp lý nhưng sẽ khó được Tổng thống Trump chấp nhận |
Bắc Kinh được xem là một trong những người ủng hộ lớn nhất của Bình Nhưỡng và đã tổ chức một loạt các cuộc đàm phán đa phương về Triều Tiên từ năm 2003. Các cuộ đàm phán này đã thu hút sự tham dự của Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Nga, Hàn Quốc và Hoa Kỳ.
Thủ đô Hà Nội cũng là một địa điểm tiềm năng mà các chuyên gia nhắc tới |
Tuy nhiên các nhà phân tích nói rằng ông Trump sẽ không để cho một “đối thủ” như Trung Quốc được hưởng sự chú ý từ truyền thông quốc tế.
Bình Nhưỡng hoặc Washington
Theo như tài liệu được công khai, Chủ tịch Kim đã không rời Triều Tiên kể từ khi ông lên nắm quyền vào năm 2011, có nghĩa là bất kỳ chuyến công du nước ngoài nào đều có thể trở thành “vấn đề” với ông Kim Jong-un. Do vậy Bình Nhưỡng được xem là địa điểm thuận lợi cho cuộc đàm phán nếu Mỹ chịu “nhún nhường” Triều Tiên trong vấn đề này.
Tuy nhiên cũng có nhiều quan điểm cho rằng Chủ tịch Triều Tiên nên tới Washington để tỏ lòng thiện chí với cuộc đàm phán.
Theo Reuters