"Người khổng lồ" Michelangelo
Michelangelo, tên đầy đủ Michelangelo di Lodovico Buonarroti Simoni, sinh ngày 6 tháng 3 năm 1475 tại Caprese gần Arezzo, Tuscany và mất ngày 18 tháng 2 năm 1564 tại Roma.
Michelangelo |
Không chỉ là điêu khắc gia, Michelangelo còn là hoạ sĩ, kiến trúc sư, nhà thơ, và là kỹ sư. Trong lĩnh vực nào, ông cũng có những thành tựu xuất sắc. Không chỉ thành tựu, ông còn là tấm gương về niềm say mê với sức sáng tạo và sức lao động phi thường.
Chẳng phải ngẫu nhiên mà cho đến ngày nay, ai cũng phải thừa nhận, ông là một trong những nhân vật vĩ đại nhất thời Phục Hưng.
Cùng nhìn lại những kiệt tác vĩ đại nhất của Michelangelo:
Tượng David
Tượng David là một bức tượng do Michelangelo điêu khắc từ năm 1501 đến 1504, là một kiệt tác của nghệ thuật điêu khắc thời Phục Hưng và là một trong hai tác phẩm điêu khắc vĩ đại nhất của Michelangelo (cùng với Pietà). Riêng tượng David hầu như chắc chắn giữ danh hiệu bức tượng được công nhận nhất trong lịch sử nghệ thuật.
Tượng David |
Bức tượng này đã được xem như là một biểu tượng của vẻ đẹp con người trẻ trung và sức mạnh. Tượng cẩm thạch cao 4.34 m miêu tả Vua David theo Kinh Thánh tại thời điểm ông quyết định chiến đấu với Goliath.
Xem thêm:
1. 10 tuyệt phẩm nghệ thuật vĩ đại nhất mọi thời đại
2. 5 bậc thầy hội họa thay đổi lịch sử nghệ thuật thế giới
3. Bí mật còn ẩn giấu trong tuyệt phẩm “Bữa tiệc cuối cùng” của Da Vinci
Nó đã là biểu tượng của Cộng hòa Fiorentina, một quốc gia thành phố bị đe dọa tứ phía bởi các cường quốc đối thủ mạnh. Bức tượng hoàn chỉnh được làm lễ vén màn vào ngày 8 tháng 9 năm 1504.
"Sự phán xét cuối cùng"
Từ năm 1534 tới tháng 10 năm 1541, theo yêu cầu của Giáo hoàng Clement VII, Michelangelo thực hiện bích hoạ “Sự phán xét cuối cùng” trên tường Cung Thánh Nhà nguyện Sistine. Mặc dầu Giáo hoàng Clement VII đã chết ngay sau khi giao việc, nhưng Giáo hoàng kế nhiệm Paul III đã để cho Michelangelo tiếp tục và hoàn thành tác phẩm.
Tác phẩm "Sự phán xét cuối cùng" |
Trần Nhà thờ Sistine, một địa điểm nổi tiếng ở thành phố Vatican, Rome, choán đầy bởi những bức tranh của Michelangelo, miêu tả những câu chuyện về các vị Thần. Hàng trăm năm qua, người ta đã đến thăm những kiệt tác thật đến lạ thường này.
Khi tâm trí trở nên choáng ngợp, người ta có thể hỏi: `Tại sao Michelangelo đã dành cả cuộc đời để tạo nên kiệt tác bất hủ này? Ông đang cố nói điều gì với mọi người?’. Trong nhiều năm, không phân biệt tầng lớp xã hội, người ta đều phải ngước mắt lên chiêm ngưỡng bức tranh tráng lệ được vẽ bởi bậc thầy vĩ đại này.
Trần Nhà thờ Sistine: Sáng Thế, 'Sự sáng tạo ra Adam'
Khi Michelangielo được chính đức Giáo Hoàng Julius II vời lại Rome vào năm 1505 để thực hiện 2 tác phẩm, một trong 2 tác phẩm đó là bức tranh vòm đã nói phía trên, ông thấy đây quả thật là một công việc khó khăn và nguy hiểm. Ông phải làm việc ở một độ cao, treo mình trên những bậc giàn giáo và ông đã vẽ trong tư thế đó suốt từ năm 1508 đến năm 1512 để tạo ra một vài bức hoạ đẹp nhất mọi thời đại.
Bức họa trên trần Nhà thờ Sistine tại Rome |
Trên khung vòm tại nhà nguyện này ông tạo ra một hệ thống trang trí vô cùng phức tạp bao gồm 9 cảnh lấy từ Cuốn Chúa sáng tạo ra thế giới ( Kinh Cựu Ước ), mà bắt đầu bằng cảnh Chúa phân biệt giữa Ánh Sáng và Bóng Đêm, cảnh tạo ra Adam, cảnh tạo ra Eve, sự quyến rũ và sa ngã của Adam và Eve và trận đại hồng thuỷ.
Những bức hoạ này được đặt tại vị trí trung tâm, được bao quanh bởi các hình ảnh về những vị tiên tri, những bà đồng cốt, bệ đá đăng quang, bởi những hình tượng lấy trong Cựu ước, và những hình ảnh về Tổ tiên của Chúa.
Chi tiết: Sự sáng tạo ra Adam, người Tây phương đầu tiên bởi đức Chúa cha |
Để chuẩn bị cho tác phẩm đồ sộ này, ông đã phải nghiên cứu,lập hàng loạt phác thảo, tạo ra các hình tượng hạt nhân cho mỗi mẫu nhân vật. Chính đó đã thể hiện khả năng vô nhị của ông trong việc nghiên cứu về giải phẫu học cơ thể con người, nghiên cứu các chuyển động của con người, nghiên cứu các hình ảnh huyền bí trong tôn giáo vô cùng kỹ lưỡng. Do vậy ông đã làm thay đổi về phong cách hội hoạ Phương Tây một cách mạnh mẽ.
Anh Phương (TH)
Xem thêm:
- 'Codex Leicester' - Cuốn sách đắt giá nhất thế giới của Da Vinci
- Đại danh họa Leonardo da Vinci và những bí mật cuộc đời chưa kể
- Những chuyện phi thường về 'người Đức vĩ đại nhất lịch sử' J.W. Goethe
- Những câu nói ‘để đời’ của Henry Ford – 'ông hoàng xe hơi' nước Mỹ