Những nét đặc trưng trong văn hóa xứ Chùa Vàng

Mỗi nền văn hóa đều có nét đặc trưng riêng, không lẫn vào nhau và Thái Lan cũng vậy. Những nét văn hóa Thái Lan truyền thống luôn có mặt trong cuộc sống thường nhật của người dân xứ sở chùa Vàng.
Những nét đặc trưng trong văn hóa xứ Chùa Vàng

1. Sự tôn trọng hoàng gia

Thái Lan là đất nước quân chủ lập hiến đứng đầu là vua. Vì vậy, văn hóa Thái Lan cho rằng sự thiếu tôn trọng hoàng gia là phạm luật.

Đây được coi như một luật của người Thái, bất cứ hành động hay những nhận xét tiêu cực nào hướng về Vua hoặc thành viên của hoàng tộc đều đem lại bất lợi.

Những nét đặc trưng trong văn hóa xứ Chùa Vàng - anh 1

Vua Thái Lan Bhumibol Adulyadej

Bởi vậy, nếu đặt chân đến xứ sở chùa Vàng, du khách cần cẩn thận với từng hành động của mình. Ví dụ như trên mỗi đồng Baht của Thái đều có in hình của nhà Vua do vậy hãy cẩn thận đối với đồng tiền của này, việc đốt, xé hay dẫm lên đều có thể gây ra sự chú ý đối với những người Thái xung quanh.

Nếu vô tình đánh rơi một đồng xu hay một tờ tiền giấy thì cũng đừng nên giẫm lên nó để nhặt lại, đó là một sự vô lễ bởi bạn đã giẫm lên bức ảnh của nhà Vua.

2. Đạo Phật

Một nét đặc trưng của văn hóa Thái Lan mà ai cũng phải nhắc đến là Phật giáo. Nơi đây được coi là đất nước của Phật giáo. Giống như Lào, Phật giáo ở xứ sở này được coi là Quốc giáo, với khoảng 90% dân số là tín đồ đạo Phật.

Được du nhập vào Thái Lan khoảng năm 241 TCN, tồn tại cùng lịch sử lập quốc của Thái Lan, đến nay phật giáo có thể coi là quốc giáo của Thái Lan với 93,4% nhân dân theo đạo. Vai trò phật giáo trong nền văn hóa, tín ngưỡng của người dân Thái Lan là vô cùng quan trọng, ngay cả trong hiến pháp vai trò của phật giáo cũng được biểu dương.

Chính phủ và người dân Thái Lan vô cùng tôn trọng và tạo điều kiện cho phật giáo phát triển với những viện phật học, tăng đoàn phật giáo hay là các trường đại học phật giáo…

Những nét đặc trưng trong văn hóa xứ Chùa Vàng - anh 2

Đạo Phật được tôn sùng ở Thái Lan

Trong văn hóa Thái Lan, khi đã đi theo Phật giáo, các thầy tu đất Thái luôn né tránh những người phụ nữ, tránh đụng vào họ và không nhận trực tiếp bất cứ thứ gì từ tay phụ nữ.

Vì vậy, khi đến Thái Lan, các nữ khách nên chú ý và tỏ ra tôn trọng các thầy tu. Cụ thể, nếu gặp thầy tu trên đường, hãy cố tránh sang một bên nhường đường cho họ, tránh chạm vào các thầy tu khi muốn nhờ giúp đỡ, và khi dâng đồ cúng.

3. Chào Wai- Nét văn hóa đặc trưng tạo sự thân thiện

Điều dễ nhận thấy trong đặc trưng của văn hóa Thái Lan truyền thống đó là cử chỉ chào Wai, một cử chỉ chắp tay như đang cầu nguyện, cùng với một nụ cười ấm áp. Đó chính là một biểu hiện tôn trọng mà ta có thể thấy ở bất cứ đâu trên đất nước Thái Lan.

Những nét đặc trưng trong văn hóa xứ Chùa Vàng - anh 3

Chào Wai- Nét văn hóa đặc trưng tạo sự thân thiện

Chào Wai là một kiểu chào truyền thống có ảnh hưởng từ văn hóa Hindu của Ấn Độ thể hiện sự tôn trọng và tôn kính. Theo đó, hai tay sẽ chắp trước ngực và làm động tác gập nhẹ người, hai tay đưa càng cao càng thể hiện sự tôn kính của bạn.

Ngoài ra, Wai còn có những quy định riêng cần nhớ nhưng nói chung: người có địa vị thấp hơn sẽ phải chào người có địa vị cao hơn trước. Wai là một nét văn hóa Thái đặc trưng.

Những nét đặc trưng trong văn hóa xứ Chùa Vàng - anh 4

Chào Wai là một trong những nét văn hóa Thái đặc trưng

Đối với khách du lịch, những người không biết về Wai, người Thái vẫn rất lịch sử nếu họ không hiểu về tập tục này. Một cái cúi đầu nhẹ là đủ nếu có ai đó cúi chào Wai đối với bạn. Đối với công việc kinh doanh và gặp mặt các doanh nhân nước ngoài, người Thái lại thường chỉ bắt tay và không Wai theo thông lệ.

4. Múa Thái

Múa Thái là điệu múa cổ truyền trong nét văn hóa đặc trưng ở Thái Lan. Những vũ công xinh đẹp, những điệu múa dịu dàng, đằm thắm và hết sức hấp dẫn…

Những nét đặc trưng trong văn hóa xứ Chùa Vàng - anh 5

Múa Thái tượng trưng cho sự mến khách của người dân xứ chùa Vàng

Múa cổ truyền Thái Lan có đến 3 loại và thường được trình diễn, biểu diễn trong những dịp lễ hội khác nhau. Trang phục và cách trang sức là một yếu tố không thể thiếu để làm nên vẻ đẹp của những điệu múa.

Những bước chân điêu luyện, hòa cùng điệu nhạc, những vũ công như tiên nữ trong các trang phục lấp lánh, độc đáo, tất cả làm nên một điệu múa Thái hoàn mĩ. Không chỉ có giá trị nghệ thuật cao, múa Thái còn tượng trưng cho tấm lòng thật thà, đôn hậu, mến khách của người dân xứ chùa Vàng.

Ẩm thực Thái Lan

Ẩm thực Thái Lan là sự hòa trộn tinh tế của thảo dược, gia vị và thực phẩm tươi sống với những phong cách nấu nướng đặc biệt. Mỗi món ăn hay toàn thể bữa ăn đều có sự phối trộn tinh tế giữa vị cay, chua, ngọt và đắng.

Những nét đặc trưng trong văn hóa xứ Chùa Vàng - anh 6

Ẩm thực Thái Lan là một phần của văn hóa Thái Lan và trở thành một trong những yếu tố thu hút khách du lịch.

Người Thái Lan quan niệm bữa ăn là nơi giao tiếp thân mật của mọi người. Trong bữa ăn, món ăn chính là cơm tẻ hoặc xôi, ăn cùng với nhiều món được chế biến theo các cách khác nhau, theo khẩu vị của mỗi vùng. Đó là các món súp, cà ri, các món hầm hoặc rán, salad và thêm một hay nhiều thứ nước chấm cơ bản như nước mắm và ớt.

Những nét đặc trưng trong văn hóa xứ Chùa Vàng - anh 7

Người Thái Lan ăn tráng miệng bằng hoa quả tươi hay những loại bánh truyền thống. Đặc biệt, người Thái Lan coi thú ẩm thực là cách giải trí ưa thích nhất. Mỗi miền có một cách ăn và chế biến món ăn riêng. Khi chúng ta nói đến "Ẩm thực Thái Lan", thực tế là chúng ta đang nói đến 4 vùng miền ẩm thực khác biệt của Thái, mỗi vùng miền lại có một nét đặc trưng riêng trong cách chế biến truyền thống của họ.

Xem thêm:

- Ngắm thiên đường hoa Tulip độ xuân thì ở xứ sở Hà Lan

- Những chốn hẹn hò mùa Tình Nhân Valentine lãng mạn nhất thế giới

- Tím biếc sắc hoa Lavender - Mộc thảo thiêng liêng của tình yêu

- Điểm danh những món ăn Tết truyền thống của các nước Châu Á

- Rộn ràng không khí người nước ngoài đón Tết cổ truyền tại Việt Nam

- Độc đáo lễ hội ném bột màu Holi ở Ấn Độ

Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.