Trung tâm Bob Dylan là điểm đến mà những người hâm mộ vị nhạc sĩ tài ba này khao khát được đặt chân tới. Bởi nơi đây, họ sẽ được tận mắt chứng kiến những ghi chép về quá trình sáng tác của Dylan.
Việc không gọi không gian mới là bảo tàng mà là một “trung tâm” nhằm khuyến khích công chúng đưa ra tranh luận và chào đón nhiều quan điểm khác nhau.
Ông Alan Maskin, chủ sở hữu công ty kiến trúc Olson Kundig, đơn vị thiết kế Trung tâm Dylan, cho biết: “Tôi quan tâm đến nó như một kho lưu trữ sống hơn là một bảo tàng. "Bảo tàng” ngụ ý cho việc mọi người chấp nhận mọi thứ trong đó là sự thật.
Đến với Trung tâm Bob Dylan, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những món đồ có giá trị vượt thời gian như áo khoác da của Dylan mặc ở Lễ hội m nhạc Folk Newport năm 1965, bức ảnh Bobby Zimmerman 16 tuổi tạo dáng với cây đàn guitar tại trại hè Do Thái ở Wisconsin. Ngoài ra, có một màn hình kỹ thuật số cho phép mọi người lựa chọn xem 10 trong số 17 bản nháp của bài hát khó hiểu “Jokerman”.
Những lưu trữ về “Jokerman” là một ví dụ minh chứng về việc ban tổ chức của Bảo tàng Dylan đã cố gắng sưu tầm khối hiện vật khổng lồ của nam danh ca để mang tới những trải nghiệm chân thực cho khách tham qua cũng như các chuyên gia nghiên cứu.
Một cây đàn piano thuộc về Dylan nằm trong một phòng trưng bày. Ảnh: The New York Times |
Việc làm này nhằm hướng tới mục đích to lớn hơn của bảo tàng là sử dụng kho lưu trữ đồ sộ của Dylan, với các tài liệu và hiện vật từ gần như toàn bộ sự nghiệp của ông, để hiểu sâu hơn về quá trình sáng tạo của người nhạc sĩ tài hoa.
Ở phòng trưng bày tầng hai, ngoài các cuộc triển lãm tập trung vào sáng tác của Dylan, tại đây còn luân phiên giới thiệu tác phẩm của những nghệ sĩ khác. Ví dụ, tác phẩm của Jerry Schatzberg, nhà làm phim và nhiếp ảnh gia đã chụp bìa album “Blonde on Blonde” (1966) của Dylan.
Nơi đây còn có một máy hát tự động kỹ thuật số với 162 bài hát được tuyển chọn bởi Elvis Costello và một phòng thu giả định cho phép người nghe chỉnh sửa bản thu âm gốc của một số bài hát cổ điển, như tạo thành các bản nhạc cụ riêng lẻ hoặc tách giọng hát.
“Chúng tôi thực sự hy vọng du khách sau khi tham quan bảo tàng, sẽ cảm nhận được rằng họ có thể khai thác tiềm năng sáng tạo của bản thân, cũng như có động lực mạng mẽ đối với việc thể hiện nghệ thuật bằng bất kỳ hình thức nào trong khả năng”, Steven Jenkins, Giám đốc bảo tàng, cho biết trong một chuyến tham quan gần đây.
Kho lưu trữ khổng lồ với khoảng 100.000 đầu mục, tuy nhiên chỉ dành cho các nhà nghiên cứu có chuyên môn. Nó bao gồm một lượng lớn các loại giấy tờ, các bộ phim, bản ghi âm, ảnh chụp, sách, nhạc cụ và những mòn đồ gây tò mò như túi đựng diêm mà trên đó Dylan đã viết nguệch ngoạc một vài từ.
Trong số những hiện vật nổi bật, có một bản nhạc phim mới được phát hiện từ năm 1961 và bốn bản thảo đánh máy của “Tarantula”, tập thơ văn xuôi rời rạc mà Dylan đã viết vào giữa những thập niên 60.
Một trong ba cuốn sổ chứa lời bài hát viết tay gốc được sử dụng trong album "Blood on the Tracks" của Dylan. Ảnh: The New York Times |
“Kho lưu trữ đã bắt đầu phục hồi các nghiên cứu về Dylan, một chủ đề hiện đang được giới học thuật hoàn toàn quan tâm”, ông Douglas Brinkley, giáo sư lịch sử Đại học Rice, cùng với vợ ông là bà Anne, nhà tài trợ và cố vấn cho Trung tâm Dylan, cho biết.
Ông Brinkley chia sẻ: “Bây giờ nó đã trở thành một lĩnh vực nghiên cứu được hợp pháp hóa. “Bất cứ nơi nào trên Hoa Kỳ, nếu bạn là một giáo sư chuyên ngành tiếng Anh hoặc lịch sử, bạn có thể đề xuất dạy một lớp học về Dylan và học viện sẽ tạo điều kiện thực hiện điều đó”.
Thách thức mà Trung tâm Dylan đang đối mặt là cần trưng bày những hiện vật một cách dễ hiểu đối với khán giả, đồng thời phải tạo chiều sâu cho nó nhằm hài lòng các chuyên gia về Bob Dylan khó tính nhất - những người nắm giữ thông tin về những chi tiết vụn vặt như lai lịch ảm đạm của cuốn sổ xoắn ốc màu đỏ mà Dylan đã sử dụng để viết “Blood on the Tracks”, hiện đang ở Thư viện & Bảo tàng Morgan ở New York.
Trung tâm Bob Dylan đang không ngừng mở rộng phạm vi lưu trữ. Vào năm 2016, họ đã mua bản tambourine gốc của Bruce Langhorne, người đã truyền cảm hứng cho bài hát “Mr. Tambourine Man” của Dylan. Gần đây hơn, trung tâm đã mua lại nhiều bộ sưu tập từ Mitch Blank và Bill Pagel, người sở hữu hai trong số những ngôi nhà thời thơ ấu của Dylan ở Minnesota, cũng như sách và đĩa LP từ Harry Smith, nhà làm phim và người biên soạn “Tuyển tập Nhạc Dân gian Hoa Kỳ (1952) nổi tiếng.