Những vụ thao túng thị trường chứng khoán từng bị xử lí

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đang xem xét xử lý vi phạm của ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC khi bán 74,8 triệu cổ phiếu FLC nhưng không báo cáo, không công bố thông tin trước khi thực hiện giao dịch.
Thông báo của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước về việc bán cổ phiếu FLC của ông Trịnh Văn Quyết.
Thông báo của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước về việc bán cổ phiếu FLC của ông Trịnh Văn Quyết.

Trong phiên giao dịch ngày 10/1, cổ phiếu FLC được chuyển nhượng trong tình trạng biến động rất mạnh, từ tăng trần thêm 7% trong buổi sáng, đạt 24.100 đồng/cp sang giảm sàn vào buổi chiều, trước khi đóng cửa giảm 6,2%, xuống còn 21.150 đồng/cp.

Chốt phiên giao dịch, cổ phiếu FLC lập kỷ lục chưa từng có trên thị trường chứng khoán với 135 triệu cổ phiếu khớp lệnh. Trong đó, ông Trịnh Văn Quyết giao dịch bán 74,8 triệu cổ phiếu tại FLC.

Mãi đến tối cùng ngày, nhiều nhà đầu tư mới ngã ngửa khi hay tin ông Trịnh Văn Quyết đăng ký bán 175 triệu cổ phiếu FLC từ ngày 10 – 17/1, giảm tỷ lệ sở hữu từ hơn 30,4% xuống còn 5,7% vốn điều lệ.

Những vụ thao túng thị trường chứng khoán từng bị xử lí ảnh 1

Ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Tập đoàn FLC.

Trong quá khứ, rất nhiều lãnh đạo doanh nghiệp đã bị xử phạt hành chính khi mua bán “chui” cổ phiếu. Một số người từng bị khởi tố hình sự sau khi cơ quan điều tra xác định có dấu hiệu “thao túng thị trường chứng khoán” gây thiệt hại cho nhà đầu tư.

Khởi tố Chủ tịch HĐQT Công ty CP Công nghiệp Khoáng sản Bình Thuận

Năm 2019, Cơ quan cảnh sát điều tra, Công an Hà Nội khởi tố vụ án hình sự, bắt giam bà Phạm Thị Hinh, nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty CP Công nghiệp Khoáng sản Bình Thuận (mã cổ phiếu: KSA) và cũng là Chủ tịch HĐQT của Công ty CP Chứng khoán VSM vì tội danh "thao túng thị trường chứng khoán".

Trong thời gian bà Hinh làm Chủ tịch KSA đã cùng nhiều người sử dụng 69 tài khoản giao dịch chứng khoán của người khác để liên tục mua, bán nhằm tạo ra cung - cầu giả trên thị trường chứng khoán với mã cổ phiếu KSA.

Công ty KSA cũng từng đã phát hành thêm hơn 67 triệu cổ phiếu với mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu (trong đó hơn 56 triệu cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu, 11 triệu cổ phiếu chào bán riêng lẻ cho đối tác chiến lược).

Sau đó, các đối tượng đã tạo ra các giao dịch ảo, tự nâng giá cổ phiếu KSA, tổng cộng có gần 1.500 nhà đầu tư tham gia mua - bán cổ phiếu.

Trong năm 2015, Công ty Chứng khoán VSM do bà Hinh làm chủ tịch đã mua vào 6 triệu cổ phiếu của KSA. Từ tháng 6 - 11/2017, công ty VSM này liên tục bán ra cổ phiếu KSA cho đến lúc không còn là cổ đông của công ty.

Lên sàn chứng khoán từ năm 2010, KSA từng là một trong những cổ phiếu "nóng" trong giai đoạn sóng đầu cơ khoáng sản bùng nổ với những dự án khai thác vàng, titan…, có lúc giá cổ phiếu KSA đạt đỉnh hơn 60.000 đồng/cp. Tuy nhiên, nhiều năm sau, KSA đã cho thấy nhiều dấu hiệu bất thường về hoạt động kinh doanh cũng như số liệu thiếu minh bạch trong báo cáo tài chính.

Diễn biến giá cổ phiếu KSA sau đó liên tục lao đốc từ mức giá 10.000 đồng/cp, đến 8/2018, cổ phiếu KSA bị hủy niêm yết trên HoSE với lý do là công ty vi phạm nghiệm trọng về nghĩa vụ công bố thông tin. Đóng cửa phiên giao dịch cuối cùng, giá cổ phiếu KSA dừng ở mức 480 đồng/cp...

Những vụ thao túng thị trường chứng khoán từng bị xử lí ảnh 2

Lý do được ông Trịnh Văn Quyết đưa ra là do bộ phận thư ký sơ suất trong quá trình xử lý công việc nên quên không gửi công bố thông tin thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu FLC của ông đúng thời hạn quy định.

Khởi tố nữ giám đốc thổi giá chứng khoán

Cuối tháng 10/2017, Công an Hà Nội và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phát hiện Nguyễn Vân Giang, nguyên Giám đốc Công ty TNHH MTV Chứng khoán Ngân hàng Đông Á - chi nhánh Hà Nội có dấu hiệu thao túng giá chứng khoán của Công ty CP tư vấn và phát triển đô thị (Mã cổ phiếu CDO).

Theo cơ quan điều tra, cuối năm 2014, Giang được ủy thác quản lý 15 triệu cổ phiếu CDO kèm theo toàn bộ sổ cổ đông CTCP Tư vấn thiết kế và Phát triển đô thị. Đến 2/2015, HoSE đã chấp thuận cho niêm yết 15 triệu cổ phiếu CDO.

Giang chỉ đạo một số nhân viên trực tiếp hoặc qua các môi giới khác mở 70 tài khoản tại 24 công ty chứng khoán, sử dụng tên của 40 cá nhân là người nhà, khách hàng, nhân viên, người quen đứng tên tài khoản.

Tất cả do Giang sử dụng, quản lý, bảo lãnh chậm nộp tiền hoặc vay các cá nhân khác để có nguồn tiền mua đi, bán lại mã cổ phiếu CDO nhằm tạo thanh khoản, đẩy giá cổ phiếu CDO. Hàng ngày, Giang tự đặt lệnh hoặc nhờ nhân viên môi giới đặt lệnh, duy trì khối lượng khớp lệnh khoảng 1,2 triệu cổ phiếu.

Với cách thức trên, trong 4 phiên giao dịch đầu tiên, Giang đã đẩy trần cổ phiếu tăng giá từ 15.000 đồng/cp lên 21.900 đồng/cp. Sau đó, có lúc cổ phiếu CDO tăng lên 39.600 đồng/cp.

Đến 12/2016, cổ phiếu CDO bị bán tháo ở giá sàn liên tục trong hơn 30 phiên. Mã cổ phiếu CDO của Công ty cổ phần Tư vấn thiết kế và Phát triển đô thị vào cuối năm 2016, đầu năm 2017 đã có chuỗi giảm sàn rất sâu từ 39.600 đồng/cp về còn quanh mức 3.000 đồng/cp và đóng cửa phiên ngày 23/1/2017.

Theo cơ quan điều tra, hành vi này của Giang đã gây thiệt hại nhiều tỷ đồng cho hơn 500 nhà đầu tư mua cổ phiếu CDO.

Những vụ thao túng thị trường chứng khoán từng bị xử lí ảnh 3

Thông tin phiên giao dịch hôm nay 11/1.

Vụ bán cổ phiếu FLC bị xử lý như thế nào?

Trở lại với vụ việc mua – bán cổ phiếu FLC, lý do được ông Trịnh Văn Quyết đưa ra là do bộ phận thư ký sơ suất trong quá trình xử lý công việc nên quên không gửi công bố thông tin thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu FLC của ông đúng thời hạn quy định.

Việc này đang được xem xét xử lý theo quy định. Mới đây, phía Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính VAFI cũng đã có kiến nghị, cần phong tỏa ngay tài khoản chứng khoán của ông Trịnh Văn Quyết, buộc ông Quyết phải mua ngay lại toàn bộ 74,8 triệu cổ phiếu FLC mà ông này đã bán trong phiên giao dịch hôm 10/1.

Khách tham quan triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống”.
Khai mạc Triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống”
(Ngày Nay) - Lễ khai mạc Triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống” đã diễn ra chiều 18/3 tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (số 36, Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội). Triển lãm do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Họa sỹ Phan Ngọc Khuê, nhà nghiên cứu nghệ thuật các dân tộc Việt Nam tổ chức.
Chương trình hòa tấu nhạc cụ dân tộc tại lễ hội.
Thanh Hoá: Nhiều hoạt động đặc sắc tại lễ hội Mường Xia
(Ngày Nay) - Tối 18/3, tại xã Sơn Thủy, huyện miền núi Quan Sơn (Thanh Hóa), Lễ hội Mường Xia đã diễn ra với sự tham gia của hàng nghìn đồng bào dân tộc Thái và người dân nước bạn Lào ở khu vực biên giới miền Tây Thanh Hóa và tỉnh Hủa Phăn (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào).
Những quan điểm cần “gác qua một bên”
Những quan điểm cần “gác qua một bên”
(Ngày Nay) - Sinh thời, khi được hỏi về các vấn đề siêu hình thì Thế Tôn im lặng, “gác qua một bên”. Sau khi Thế Tôn nhập diệt, một số người đã đến hỏi Tôn giả A-nan vấn đề này. Hiện nay, các quan điểm này vẫn đang được đặt ra.
Bầu trời Iceland rực đỏ vì núi lửa phun trào
Bầu trời Iceland rực đỏ vì núi lửa phun trào
(Ngày Nay) - Đài truyền hình RÚV của Iceland đưa tin, hiện tượng núi lửa phun trào ở Bán đảo Reykjanes đã buộc người dân sống xung quanh Vũng biển Blue nổi tiếng và thị trấn Grindavik gần đó phải sơ tán khẩn cấp.
Tràn lan nội dung độc hại do AI sáng tạo trên TikTok
Tràn lan nội dung độc hại do AI sáng tạo trên TikTok
(Ngày Nay) - Theo báo cáo của tổ chức phi lợi nhuận Media Matters, người dùng TikTok đang có xu hướng kiếm tiền từ các video đưa ra những thông tin vô căn cứ về những “thuyết âm mưu” liên quan đến ngày tận thế của thế giới.
Khai mạc Lễ hội Nữ tướng Lê Chân
Khai mạc Lễ hội Nữ tướng Lê Chân
(Ngày Nay) - Tối 17/3, tại Tượng đài Nữ tướng Lê Chân, UBND quận Lê Chân (thành phố Hải Phòng) khai mạc Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân năm 2024.