Nữ sinh Việt Nam đầu tiên chinh phục học bổng Khoa học Máy tính Đại học Thành phố Hongkong CityU

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Đi cùng với sự phát triển của xã hội và sự bùng nổ khoa học công nghệ, rất nhiều nữ giới đã mạnh mẽ thoát ra khỏi định kiến trói buộc và bước đi đầy bản lĩnh trên con đường làm công nghệ, thậm chí từ khi tuổi đời còn rất trẻ. Nhân Ngày Quốc tế Phụ nữ và Trẻ em gái trong Khoa học 11/2, Ngày nay đã có cuộc trò chuyện từ xa với Đinh Khánh Ly, nữ sinh Việt Nam đầu tiên chinh phục học bổng Khoa học Máy tính của Đại học Thành phố Hongkong CityU. 
Những gì "mang về cho mẹ" là một chuỗi thành tích đáng tự hào.
Những gì "mang về cho mẹ" là một chuỗi thành tích đáng tự hào.

Đinh Khánh Ly (2001) hiện là sinh viên năm 3 ngành Khoa học Máy tính tại Đại học thành phố Hongkong CityU. Quá trình để “cô bé hạt tiêu” xứ Nghệ đến được với đất Cảng thơm cũng nhiều gian truân, nhất là khi Khánh Ly lựa chọn con đường được xem là không mấy dễ dàng của những người phụ nữ làm công nghệ.

Nữ giới làm khoa học cần nhiều dũng cảm

Từ những ngày cấp 3, Khánh Ly đã có định hướng tương đối rõ ràng về những gì bản thân muốn theo đuổi. Ngành chuyên cấp 3 mà Ly theo là Tin học, cô cũng từng đươc chọn vào lớp dự tuyển rèn giũa kỹ năng lập trình và tham gia thi đấu giữa các trường chuyên. Trong thời gian ngồi trên ghế nhà trường, Ly may mắn gặp được người thầy luôn động viên khích lệ và tạo điều kiện, khuyến khích các học sinh thiết kế nên những ứng dụng có tính thực tiễn cao thay chỉ vì gắn liền với lý thuyết.

Ly luôn cảm thấy bản thân có thể theo đuổi sự nghiệp khoa học công nghệ một cách lâu dài, tạo ra những sản phẩm thực tế và gần gũi hơn, mang tính xã hội hóa và đem lại nhiều ý nghĩa cho cả cộng đồng. Dường như, chính việc áp dụng công nghệ, chứ không phải bản thân công nghệ, đã khiến cô bị thu hút và muốn sử dụng khả năng của mình để sáng tạo và đưa ra những giải pháp có thể giải quyết các vấn đề có thể ảnh hưởng đến mọi mặt của cuộc sống.

Dù vậy, Khánh Ly vẫn nhận thức được bản thân thuộc về số ít, khi lớp cấp 3 của cô chỉ có vỏn vẹn 8 nữ trên tổng số 40, và Ly cũng là một trong hai cô gái duy nhất thuộc lớp dự tuyển của trường. Khi các đại diện của Đại học Thành phố Hongkong CityU - một trong những Đại học top đầu về công nghệ trên thế giới - đến trường chuyên của Ly với 3 suất học bổng toàn phần, cô đã cảm thấy đây chính là cơ hội vàng để một chú cá nhỏ có thể vươn ra đại dương, mở mang đầu óc và tìm kiếm những tiếng nói đồng điệu với mình. Năm đó, Khánh Ly đã trở thành người duy nhất đủ điều kiện, và chính thức trở thành nữ sinh Việt Nam đầu tiên nhận được học bổng Khoa học Máy tính của CityU.

Đại học Thành phố Hongkong CityU, tiền thân là Trường Bách khoa thành phố Hongkong (City Polytechnic of Hong Kong, 1984), sau được nâng cấp trở thành Đại học Thành phố Hongkong (City University of Hong Kong, 1994). CityU xếp thứ 53 trên bảng xếp hạng các trường Đại học thế giới QS World University Ranking 2022, được đánh giá thuộc top đầu trong lĩnh vực Khoa học Máy tính. CityU nổi tiếng với ngành Luật và các ngành nghiên cứu Khoa học Đời sống, bao gồm cả những ngành học về nghệ thuật thị giác, phim ảnh, truyền thông. CityU có môi trường nhiều sinh viên quốc tế năng động, chiếm 30% số sinh viên toàn trường. CityU là một trong hai trường ở Hong Kong có lượng người Việt Nam đông nhất, chủ yếu là khối nghiên cứu sinh.


Sang đến xứ Cảng thơm, Khánh Ly nhận định, tuy tỷ lệ nam sinh vẫn nhiều hơn, như thực trạng chung của toàn bộ các ngành khoa học trên thế giới, nhưng cô đã rất vui khi thấy trong giảng đường có rất nhiều bạn nữ. “Mình không còn cảm thấy bị ngợp hay lẻ loi giống như khi còn ở quê nhà”. Ly thành thật, khi trước ở môi trường có quá nhiều bạn nam, “ý chí tranh đấu” cũng vì thế mà bị đè nén nhiều. “Nhưng bây giờ thì khác, khi chứng kiến số sinh viên nữ học Khoa học Máy tính ở đây nhiều như thế, mình cảm thấy ranh giới giữa nữ và nam như bị xóa nhòa. Giới tính trở nên không còn quan trọng nữa. Mình không dám chắc đây có phải là chủ ý sắp xếp của trường hay không, nhưng việc ‘trung hòa giới tính’ này khiến mình cảm thấy vô cùng thoải mái, không bị yếu thế hơn, có thể học hành và vui chơi tự tin được bất kể đối phương mang giới tính nào”.

Nữ sinh Việt Nam đầu tiên chinh phục học bổng Khoa học Máy tính Đại học Thành phố Hongkong CityU ảnh 1

Khánh Ly (ở giữa) cùng team đã trở thành đội thắng cuộc trong cuộc thi của Viện Đại học MIT Hongkong.

Ly cũng cho biết, ở một số ngành STEM (Khoa học - Công nghệ - Kỹ thuật - Toán học) khác trong CityU, số lượng nữ sinh theo học cũng nhiều hơn khoa của Ly. Tất cả các cô gái không phân biệt quốc tịch, màu da, tôn giáo, đều đã cùng truyền cảm hứng lẫn nhau và nỗ lực không ngừng để vươn lên trong học tập.

Hiện tại, Khánh Ly đang làm việc cho một doanh nghiệp khởi nghiệp quy mô nhỏ được tài trợ bởi Chính phủ Hongkong, theo yêu cầu thực tập của CityU (thời gian 9 tháng đến 1 năm). Công việc chủ yếu của Ly là nghiên cứu vòng headband (đội đầu) cho các bạn bị chứng tăng động giảm tập trung ADHD, giúp đo sóng não, ghi lại những hoạt động của đối tượng và truyền về điện thoại, nhằm ghi chép mức độ tập trung, từ đó tìm ra phác đồ điều trị. Ly cho biết: “Thực tập ở đây có mức lương 9000 đô Hongkong, cũng không thể gọi là cao, nhưng mình học được rất nhiều trong quá trình thực tập, và mình cảm thấy quãng thời gian này rất đáng giá”.

Nữ sinh Việt Nam đầu tiên chinh phục học bổng Khoa học Máy tính Đại học Thành phố Hongkong CityU ảnh 2

Từ những tranh đấu đầu tiên, đến khi được gia đình công nhận nỗ lực

Rõ ràng, ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung, quan điểm nam giới phù hợp với các ngành STEM hơn phụ nữ vẫn còn khá phổ biến trong cộng đồng. Khánh Ly tâm sự, cả bố mẹ lẫn chị gái đều bày tỏ sự lo lắng, e ngại tương lai theo ngành Khoa học Máy tính của Ly sẽ không được đảm bảo, cũng cho rằng một cô gái sẽ sớm vì đào thải trong lĩnh vực được cho là thế mạnh của nam giới.

“Đầu năm 2019, khi nhận được tin đỗ học bổng CityU, mình đã lập tức mừng rỡ khoe với bố mẹ, nhưng niềm vui ấy lại vấp phải sự phản đối của gia đình.” Tuy hiểu được nỗi đau đáu của cha mẹ, nhưng bản thân Ly biết, đây là ước mơ mà bản thân cô không thể từ bỏ. “Gia đình mình cũng trải qua nhiều màn khóc lóc và cãi vã lắm đấy. Nhưng mình cứng đầu quá nên cuối cùng bố mẹ cũng phải chiều theo thôi”, cô cười. Những lo lắng của bố mẹ và chị gái không hề làm Ly chùn chân, mà trở thành động lực để cô càng cố gắng hơn nữa. Khánh Ly sau đó trở thành team lead (trưởng nhóm) các nhóm nghiên cứu ở trường, luôn đạt được bảng điểm cao nhất, tích cực tham gia và giành nhiều giải thưởng ở mọi cuộc thi. Hành trang lúc ra đi là sự quyết tâm, và những gì “đem về cho mẹ” là một chuỗi dài những thành tích đáng tự hào. Từ đó, gia đình cũng thấy an lòng hơn, thậm chí tự tin và ủng hộ hơn đối với con đường Ly lựa chọn.

Nữ sinh Việt Nam đầu tiên chinh phục học bổng Khoa học Máy tính Đại học Thành phố Hongkong CityU ảnh 3

Cuộc sống du học trong hai năm đại dịch

Dù được nhận học bổng từ đầu năm 2019, nhưng phải mãi đến cuối năm 2020 Khánh Ly mới sang học tập ổn định được do tình trạng bạo động tại đất nước này khoảng cuối những năm 2019, và sau đó là bùng phát dịch bệnh từ đầu 2020.

Ly cho biết, học sinh-sinh viên tại Hongkong đã được làm quen và thích ứng với việc học online từ trước khi COVID-19 ập đến bởi những cuộc bạo động diễn ra triền miên và phức tạp. “Khi dịch bùng lên, trong lúc trường học trên toàn thế giới và tại Việt Nam bắt đầu tìm hướng giải quyết, thì bọn mình ở Hongkong đã hoàn toàn thích nghi với việc ứng dụng công nghệ trong học tập từ xa.” Hơn nữa, ngành Khoa học Máy tính của Khánh Ly không đòi hỏi phải đến tận phòng thí nghiệm để làm việc, chỉ cần một chiếc máy tính kết nối được mạng, việc học của Khánh Ly nhờ vậy cũng cơ động hơn nhiều và không gặp chút khó khăn nào.

Nữ sinh Việt Nam đầu tiên chinh phục học bổng Khoa học Máy tính Đại học Thành phố Hongkong CityU ảnh 4

Đến khi Ly sang được Hongkong, tình hình an ninh lẫn dịch bệnh đều không còn quá căng thẳng. Ly vẫn đeo khẩu trang, tiêm vaccine đủ 2 mũi theo đăng ký với trường và thực hiện giãn cách trong nhà hàng theo quy định. Cô cho biết: “Tuy vẫn cẩn thận nhưng cơ bản mọi người đều thấy an tâm về hiệu quả của vaccine, không mấy người bàn tán xôn xao về vấn đề dịch bệnh. Xung quanh mình cũng không xuất hiện ca F0 nào.”

Cô và bạn bè vẫn thường xuyên thực hiện những hoạt động ngoài trời như lên núi, xuống biển, đạp xe hay cắm trại theo nhóm nhỏ. “Mình cảm thấy mình đang rất tham lam trải nghiệm, và đang tận dụng quãng thời gian này một cách rất có ích, rất hợp lý,” Ly ngẫm nghĩ: “Có lẽ một phần cũng do cuộc sống ở Hongkong rất vội vàng, ai cũng toát lên dáng vẻ vội vã, từ người sáng sớm chạy xuống bến tàu, người lái xe buýt, bác lái taxi, người bán hàng đến những cô cậu sinh viên. Dường như tất cả khiến mình bị cuốn theo và cũng trở nên vội vã. Mình luôn thấy cần phải học nhiều hơn, đi nhiều hơn, trải nghiệm nhiều hơn nữa, dù làm bao nhiêu cũng không bao giờ thấy đủ”./.

Nữ sinh Việt Nam đầu tiên chinh phục học bổng Khoa học Máy tính Đại học Thành phố Hongkong CityU ảnh 5
Nữ sinh Việt Nam đầu tiên chinh phục học bổng Khoa học Máy tính Đại học Thành phố Hongkong CityU ảnh 6
Nữ sinh Việt Nam đầu tiên chinh phục học bổng Khoa học Máy tính Đại học Thành phố Hongkong CityU ảnh 7
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.