'Ông lớn' Apple cũng có tên trong Hồ sơ Paradise

(Ngày Nay) - Theo tiết lộ của Hồ sơ Paradise, sau khi bị phanh phui trốn thuế năm 2013, Apple đã đi tìm một thiên đường thuế khác và tiếp tục trốn hàng chục tỷ USD tiền thuế trong 3 năm qua.
Đến lượt Apple vào diện nghi vấn
Đến lượt Apple vào diện nghi vấn

Apple là cái tên tiếp theo vướng nghi án trốn thuế trong vụ rò rỉ "Hồ sơ Paradise" khi các tiết lộ thông tin cho thấy "trái táo cắn dở" đã chuyển phần lớn tài sản có được từ hoạt động của các chi nhánh nước ngoài về một "thiên đường trốn thuế" ở quần đảo Channel thuộc Anh.

Ngày 6/11, hãng tin Pháp AFP đưa tin sau khi tuyên bố trả các khoản thuế một cách hợp lý, đế chế công nghệ này đã chuyển phần lợi nhuận hải ngoại không bị đánh thuế về Jersey, trên quần đảo Channel.

'Ông lớn' Apple cũng có tên trong Hồ sơ Paradise ảnh 1CEO Tim Cook tại buổi điều trần trước Quốc hội Mỹ năm 2013

Theo Guardian, Apple đã sử dụng Jersey, một địa hạt tự trị gần Anh để trốn thuế từ vài năm nay. Mọi việc bắt đầu từ năm 2013, khi Tim Cook phải ra điều trần trước một ủy ban của Quốc hội Mỹ về nghi vấn trốn thuế tại Ai Len (Ireland). Mặc dù vị CEO khẳng định Apple đã "trả thuế đến từng đồng" và "không trốn thuế ở một hòn đảo Caribe", nhưng các bằng chứng được đưa ra cho thấy Apple đã đặt nhiều công ty "ma" như Apple Operations International (AOI), Apple Sales International (ASI) và Apple Operations Europe (AOE) ở Ai Len và chỉ phải đóng mức thuế khoảng 2% trên lợi nhuận, so với mức 35% theo luật Mỹ. Các công ty này đều không có văn phòng, không nhân viên.

Một trong những "chiêu" trốn thuế của Apple là mua bán các bằng sáng chế và sở hữu trí tuệ của chính công ty. Ví dụ, khi một chi nhánh của Apple đặt mua iPhone từ nhà máy, ngoài chi phí sản xuất thì chi nhánh này còn phải trả tiền sáng chế cho chi nhánh ở Ai Len. Phần lớn lợi nhuận do đó có thể chuyển về Ai Len, nơi mà mức thuế rất thấp.

Sức ép sau đó đã khiến chính phủ Ai Len phải xem xét lại luật về thuế. Dự thảo được chính phủ Ai Len công bố cuối năm 2013 cho phép mở công ty con ở nước này, nhưng các công ty con phải được điều hành và đóng thuế bởi một pháp nhân ở nước ngoài. Điều đó khiến Apple phải tìm kiếm một "thiên đường thuế" mới để đặt pháp nhân.

'Ông lớn' Apple cũng có tên trong Hồ sơ Paradise ảnh 2Trụ sở của Appleby, công ty tư vấn cho Apple tại Jersey

Apple đã tìm đến sự tư vấn của Appleby, công ty luật có văn phòng tại Bermuda và một số địa điểm khác, vốn đang là tâm điểm của vụ rò rỉ lần này.

Trong một email được gửi ngày 20/3/2014, luật sư của Apple đã hỏi Appleby về việc tư vấn cho hoạt động ở nước ngoài và các vùng lãnh thổ, bao gồm cả các đảo British Virgin, Cayman và Jersey. Tất nhiên, các email cũng đều yêu cầu phía đối tác phải tuyệt đối giữ bí mật.

Vào cuối năm 2014, Apple đã lựa chọn đảo Jersey để làm pháp nhân cho hai công ty "ma" AOI và ASI, trước đó được đặt trụ sở tại Ai Len. Jersey tự ban hành luật cho riêng mình và không phải tuân theo các điều khoản của EU, nên đây cũng là một địa điểm được nhiều công ty lựa chọn.

Thậm chí với điều luật mới của Ai Len, Apple vẫn có thể tìm ra kẽ hở để tiếp tục lách thuế ở nước này. ASI, công ty hiện thuộc Jersey, sở hữu phần lớn bằng sáng chế của Apple, và nếu họ bán số bằng sáng chế này cho một chi nhánh Apple tại Ai Len thì chi phí có thể đủ để Apple tránh thuế trong nhiều năm nữa.

'Ông lớn' Apple cũng có tên trong Hồ sơ Paradise ảnh 3Trụ sở của Apple tại đảo Cork, Ai Len. Liên minh Châu Âu đang yêu cầu Apple phải đóng khoản phạt hơn 14 tỷ USD vì trốn thuế

Các báo cáo tài chính của Apple cho thấy công ty này thu về 122 tỷ USD lợi nhuận ở thị trường nước ngoài trong 3 năm từ 2014 – 2016, với mức đóng thuế 6,6 tỷ USD, tương đương chỉ 5,4%. Năm 2017 Apple đã kiếm được 44,7 tỷ USD từ các thị trường ngoài Mỹ nhưng chỉ đóng 1,65 tỷ USD tiền thuế, tương đương 3,7%. Mức này chỉ bằng khoảng 1/6 mức thuế doanh nghiệp trung bình trên thế giới.

Apple khẳng định hãng vẫn tuân thủ đầy đủ nghĩa vụ trả thuế và các khoản phải thanh toán cho Chính phủ Mỹ, với tổng thuế thu nhập phải nộp lên tới hơn 35 tỷ USD trong ba năm qua.

Apple cũng  cho rằng việc chuyển địa điểm cho các công ty pháp nhân "không giúp chúng tôi giảm thuế ở bất kỳ quốc gia nào".

TIN LIÊN QUAN
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza
(Ngày Nay) - Ngày 27/3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định:
Ảnh minh họa
Giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông để lừa đảo
(Ngày Nay) -  Ngày 28/3, ông Bùi Thanh Toàn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu cho biết, thời gian qua, Sở liên tục nhận được phản ánh có dấu hiệu lừa đảo khi một số đối tượng giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu gọi điện cho cán bộ lãnh đạo của một số sở, ngành, địa phương và người dân.
UNESCO kêu gọi thúc đẩy giáo dục hòa nhập. Ảnh: UNESCO/Marie ETCHEGOYEN
Tôn vinh và ủng hộ sự hòa nhập trong giáo dục
(Ngày Nay) - Kỷ niệm 30 năm Tuyên bố Salamanca hồi giữa tháng 3/2024, cộng đồng quốc tế đã cam kết tiếp tục nỗ lực hướng tới môi trường giáo dục hòa nhập và công bằng cho tất cả mọi người.