Với tên gọi Hồ sơ Paradise, các tài liệu tiếp tục phanh phui các thông tin về tài khoản tại nước ngoài của những người giàu có nhất thế giới; những thiên đường thuế cùng loạt hồ sơ tiết lộ các cách thức trốn thuế của những người giàu nhất thế giới, các công ty đa quốc gia.
Appleby tự gọi mình là "một trong những nhà cung cấp dịch vụ pháp lý về tài khoản ở nước ngoài" lớn nhất thế giới. |
Kho dữ liệu gồm 13,4 triệu tài liệu rò rỉ từ Appleby - một công ty luật đóng ở Bermuda chuyên điều hành các tài khoản ở nước ngoài - và công ty con Estera của nó. Tổng lượng dữ liệu trong vụ Hồ sơ Paradise lên tới 1,4 TB. Con số này bé hơn mức 2,6 TB dữ liệu của vụ Hồ sơ Panama, nhưng lớn hơn tất cả các vụ rò rỉ thông tin khác, gồm vụ Bí mật các tài khoản hải ngoại 2013 (260 GB dữ liệu), vụ hồ sơ thuế Luxembourg 2014 (4,4 GB), vụ hồ sơ HSBC 2015 (3,3 GB) và vụ WikiLeaks hồi năm 2010 (1,7 GB).
Kho tài liệu này là thành quả điều tra của báo Nam Đức cùng Liên đoàn nhà báo điều tra quốc tế ICIJ, hợp tác với các tờ báo lớn như Guardian, BBC và New York Times. Nguồn rò rỉ kho tài liệu Hồ sơ Paradise không được tiết lộ.
Hơn một nửa trong số tài liệu bị rò rỉ này có liên quan đến hoạt động trong 70 năm qua (1950 - 2016) của Appleby - một trong những hãng luật hàng đầu thế giới, có trụ sở tại Bermuda, chuyên đại diện cho thân chủ ở hải ngoại, tư vấn cách thức giảm thuế một cách hợp pháp.
Appleby tự gọi mình là "một trong những nhà cung cấp dịch vụ pháp lý về tài khoản ở nước ngoài" lớn nhất thế giới. Các tài khoản hải ngoại bản thân chúng không hề vi phạm pháp luật, nhưng người ta có thể giấu bớt tài sản trong những tài khoản này, để không bị chính quyền bản địa đánh thuế. Ngoài ra, chủ nhân của các tài khoản hải ngoại có thể dùng tiền đầu tư vào những thương vụ gây tranh cãi.
Với lịch sử hình thành từ những năm 1890, Appleby là một trong 10 công ty lớn nhất và nổi tiếng liên quan đến phạm vi hoạt động đặc biệt. Vụ rò rỉ thông tin chỉ ra hầu hết các khách hàng của Appleby nằm ở nước Mỹ, với hơn 31.000 khách hàng có địa chỉ ở Mỹ.
Kho tài liệu này là thành quả điều tra của báo Nam Đức cùng Liên đoàn nhà báo điều tra quốc tế ICIJ, hợp tác với các tờ báo lớn như Guardian, BBC và New York Times. |
Ngoài ra, hơn 14.000 khách hàng có địa chỉ ở Anh và 12.000 ở Bermuda. Một số công ty đa quốc gia lớn nhất nổi bật trong vụ rò rỉ lần này bao gồm Apple, Nike và Facebook. Bên cạnh đó là những nhân vật giàu nhất trên thế giới, từ nữ hoàng Anh đến Bono (ca sĩ của nhóm nhạc U2), từ các ngôi sao phim sitcoms của Anh đến các ngôi sao có tên trên đại lộ Hollywood.
Hồ sơ còn bao gồm nhiều thông tin từ 19 cơ quan quản lý đăng ký kinh doanh tại Antigua và Barbuda, Aruba, Bahamas, Bardados, Bermuada, quần đảo Cayman, đảo Cook, Dominica, Grenada, Labuan, Lebanon, Malta, quần đảo Marshall, St Kitts and Nevis, St Lucia, St Vincent, Samoa, Trinidad và Tobago, Vanuatu. Đây là những khu vực thẩm quyền tài phán bí mật, tức là có rất ít hoặc không có trách nhiệm về thuế.
Trong 40 năm qua, các thiên đường thuế phát triển nhanh chóng; trở lại những năm 70, đây là nơi mà các cá nhân cất giấu tiền của họ khỏi những chính quyền tham ô và cướp bóc ở các nước không ổn định, hoặc các ngân hàng chuyển tiền vòng quanh để tránh biến động tỉ giá.
Sau đó, sự thiếu minh bạch và hệ thống thuế thuận lợi khiến những vùng này trở thành nơi đầu tư theo lựa chọn của những người giàu và nổi tiếng. Họ muốn những khoản đầu tư hợp pháp nhưng tiết kiệm thuế.
Từ một ngành đơn sơ đã phát triển thành một lĩnh vực lớn mạnh dành cho người giàu, và ngày càng ít chính trị gia quan tâm đến những gì đang diễn ra ở lĩnh vực mới này.
Điều này bắt đầu thay đổi từ tháng 3 năm ngoái khi hồ sơ Panama bị lộ. Hồ sơ Panama cho thấy cách mà các cá nhân và doanh nghiệp giàu nhất trên thế giới có thể cất giữ tiền ở các công ty không đứng tên họ, mua sắm hàng hóa xa xỉ và nhà cửa với giá rẻ hơn, hoặc đầu tư vào xe cộ để giữ số thuế họ phải đóng ở mức tối thiểu.