Ông Tập gửi thông điệp tới Mỹ tại Đại hội XX

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Trong bài phát biểu khai mạc Đại hội XX của Đảng Cộng sản Trung Quốc vào sáng 16/10, Chủ tịch Tập Cận Bình không đề cập đến bất kỳ chính sách đối ngoại cụ thể nào, hay bất kỳ thách thức lớn nào mà nước này phải đối mặt trong 5 năm qua.
Ông Tập gửi thông điệp tới Mỹ tại Đại hội XX

Ông Tập không đề cập đến mối quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ, cũng như lập trường của nước này đối với cuộc xung đột tại Ukraine, và chiến lược “Zero-COVID”. Nhưng dù không đưa ra tuyên bố chính thức, Chủ tịch Tập Cận Bình đã ngầm gửi đi một thông điệp rằng Trung Quốc sẽ không nhượng bộ với phương Tây, bất chấp những leo thang căng thẳng giữa các bên.

Xuyên suốt trong bài phát biểu của mình, ông Tập dành nhiều lời khen ngợi cho những thành tựu mà đất nước đạt được dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong nhiệm kỳ vừa qua.

“Đảng cùng với nhân dân Trung Quốc đã duy trì được sự ổn định trong nước trước biến động phức tạp của tình hình quốc tế, cũng như những nguy cơ, thách thức đặt ra với quốc gia dân tộc, đồng thời không ngừng đẩy mạnh, đi lên chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc trong thời kỳ mới với tinh thần, ý chí quật cường”, nhà lãnh đạo Trung Quốc nhấn mạnh.

Ông Tập khẳng định trước những biến động của tình hình quốc tế, đặc biệt là trước “sự tống tiền, bao vây, cô lập và áp lực gay gắt từ bên ngoài”, lợi ích quốc gia là tối thượng, ưu tiên hàng đầu của Đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn luôn là ổn định tình hình chính trị trong nước.

Đây là lần đầu tiên ông Tập sử dụng từ "tống tiền" khi nhắc đến một tình huống chính trị.

Chủ tịch Tập Cận Bình khẳng định Trung Quốc sẽ tiếp tục theo đuổi chính sách đối ngoại độc lập, hòa bình, và kiên quyết phản đối mọi hình thức chủ nghĩa bá quyền, chính trị đàn áp và tâm lý chiến tranh lạnh. Trung Quốc cam kết tích cực tham gia vào công cuộc cải cách và xây dựng hệ thống quản trị toàn cầu, đồng thời duy trì vững chắc hệ thống quốc tế trong đó Liên Hợp Quốc và Hiến chương Liên Hợp Quốc đóng vai trò trung tâm.

Tuy nhiên, trong bài phát biểu tại Đại lễ đường Nhân dân, ông Tập không đề cập đến mối quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ.

Căng thẳng giữa hai nước thậm chí tiếp tục được đẩy lên cao hồi tuần trước, sau khi chính quyền Tổng thống Joe Biden công bố các biện pháp ngăn công ty sản xuất chip của Mỹ xuất khẩu công nghệ và dịch vụ sang Trung Quốc. Đây được xem là một đòn giáng mạnh vào ngành công nghệ của Trung Quốc - một trong những lĩnh vực được chính quyền Bắc Kinh ưu tiên hàng đầu.

Ông Tập nêu rõ quan điểm rằng Trung Quốc phản đối chủ nghĩa đơn phương, chủ nghĩa bảo hộ và các hành vi bắt nạt, đồng thời theo đuổi “chính sách ngoại giao nước lớn đặc trưng của Trung Quốc”.

“Trung Quốc sẽ đẩy mạnh xây dựng cộng đồng chung vận mệnh, kiên quyết duy trì công bằng và công lý trong môi trường quốc tế,” ông Tập nhấn mạnh. “Chúng tôi cam kết thúc đẩy việc xây dựng các cơ chế quan hệ quốc tế mới, tích cực tham gia vào việc cải cách hệ thống quản trị toàn cầu, và cũng như hợp tác quốc tế trong việc ứng phó với đại dịch”.

Mặc dù không đề cập đến Mỹ trong bài phát biểu của mình, nhưng ông Tập nhấn mạnh giáo dục, công nghệ và nhân tài là cơ sở để Trung Quốc phát triển hùng mạnh.

“Công nghệ là lực lượng sản xuất chính, nhân tài là nguồn lực chính và đổi mới là động lực chính”, ông Tập nhấn mạnh yêu cầu tự chủ về công nghệ đối với quốc gia này.

Khi ông Tập nhắc đến mối quan hệ giữa Trung Quốc với các nước đang phát triển trong bài phát biểu của mình, ẩn sau đó dường như là thông điệp về cuộc cạnh tranh Mỹ - Trung. Ông Tập cho biết Trung Quốc đề cao sự trung thực, chân thành và công bằng trong tiến trình hợp tác với các nước đang phát triển cũng như lợi ích chung của các quốc gia.

Trên thực tế, hai nước này không ngừng gia tăng ảnh hưởng các nước đang phát triển tại khu vực châu Á, trong khi Mỹ theo đuổi chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, Trung Quốc thúc đẩy mạnh mẽ Sáng kiến Vành đai và Con đường.

Theo nhà nghiên cứu Xie Maosong tại Viện Chiến lược Quốc gia thuộc Đại học Thanh Hoa, những phát biểu của ông Tập về vấn đề kinh tế cho thấy Trung Quốc sẽ phát triển theo cách riêng của mình nhằm đối đầu với những thách thức từ phía phương Tây.

“Một điều cần lưu ý là Trung Quốc đang ‘thúc đẩy xây dựng một nền kinh tế mở’. Trong khi phương Tây cố gắng tách biệt, Trung Quốc sẽ làm ngược lại, xây dựng các mối quan hệ đối tác ở quy mô rộng hơn, đẩy mạnh hợp tác thương mại và đầu tư hơn với các quốc gia khác khác”, ông Xie cho biết.

Theo SCMP
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.