OpenAI phản ứng trước kế hoạch ban hành luật kiểm soát AI của EU

0:00 / 0:00
0:00
Ngày 25/5, Ủy viên phụ trách kỹ thuật số của Liên minh châu Âu (EU) Thierry Breton đã bày tỏ không hài lòng với phản ứng của công ty OpenAI (Mỹ) - nhà phát triển chatbot ChatGPT, trước khả năng liên minh này sẽ ban hành luật kiểm soát đối với công nghệ đang phát triển mạnh mẽ này.
OpenAI phản ứng trước kế hoạch ban hành luật kiểm soát AI của EU

Trước đó, Giám đốc Open AI Sam Altman cho biết có khả năng rút khỏi thị trường châu Âu trong trường hợp không thể tuân thủ các quy định kiểm soát AI mà EU dự định ban hành, cho rằng việc áp dụng khung pháp lý có thể kìm nén sự phát triển của toàn bộ công nghệ AI.

Tháng 12/2022, ChatGPT - do công ty OpenAI có trụ sở tại San Francisco (Mỹ) phát triển, đã cán mốc 100 triệu người dùng chỉ sau một tháng trình làng. Chatbot ứng dụng AI thu hút sự chú ý nhờ khả năng viết luận, làm thơ hoặc viết code theo yêu cầu chỉ trong vài giây, song cũng làm dấy lên lo ngại về nguy cơ lừa đảo hoặc biến nhiều ngành nghề trở nên lỗi thời.

Microsoft sau đó đã chi hàng tỷ USD để hỗ trợ OpenAI và sử dụng công nghệ của công ty này trong một số sản phẩm của mình. Phát biểu về kế hoạch ban hành luật kiểm soát AI ngày 25/5, Chủ tịch Microsoft Brad Smith cho biết ông vẫn lạc quan về vấn đề, cho rằng Đạo luật AI chính thức sẽ là một sự thỏa hiệp chính đáng.

Năm 2021, Ủy ban châu Âu (EC) đã lần đầu tiên đề xuất một dự luật đầy tham vọng nhằm kiểm soát AI. Nghị viện châu Âu (EP) sẽ xem xét thông qua dự thảo luật này vào tháng tới, trước khi các cuộc đàm phán chính thức bắt đầu với 27 quốc gia thành viên của EU để thống nhất về phiên bản cuối cùng. Theo Ủy viên Thierry Breton, nếu dự luật này được thông qua trước cuối năm nay, thì có thể được ban hành thành luật và có hiệu lực sớm nhất là vào cuối năm 2025. Ông nhấn mạnh "cần phối hợp với tất cả các nhà phát triển AI để đưa ra một thỏa thuận trên cơ sở tự nguyện" trước khi luật kiểm soát AI có hiệu lực.

EU muốn trở thành khu vực đầu tiên trên thế giới áp dụng khung pháp lý toàn diện để kiểm soát các rủi ro đi kèm với việc triển khai AI.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.