Pfizer và Moderna thu lợi nhuận khổng lồ nhờ vaccine ngừa COVID-19

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Cứ mỗi phút, các hãng dược phẩm Pfizer, BioNTech và Moderna lại thu về khoản lợi nhuận lên tới 65.000 USD từ các sản phẩm vaccine ngừa COVID-19, trong khi phần lớn người dân tại các quốc gia nghèo nhất thế giới lại chưa được tiêm phòng.
Pfizer và Moderna thu lợi nhuận khổng lồ nhờ vaccine ngừa COVID-19

Thông qua việc phân tích báo cáo lợi nhuận của các doanh nghiệp, Liên minh Vaccine của nhân dân (PVA) nhận định các công ty trên đã bán phần lớn số vaccine họ sản xuất cho các nước giàu, khiến các quốc gia thu nhập thấp khó tiếp cận sản phẩm.

PVA là một chiến dịch kêu gọi việc tiếp cận vaccine ngừa COVID-19 một cách công bằng. PVA ước tính ba doanh nghiệp trên đã thu về khoản lợi nhuận trước thuế lên tới 34 tỷ USD trong năm nay, tương đương với hơn 1.000 USD/giây, 65.000 USD/phút, hay 93,5 triệu USD/ngày.

Đại diện của Liên minh châu Phi (AU) và PVA Maaza Seyoum nhận định các công ty sản xuất vaccine đang lợi dụng thế độc quyền để ưu tiên các hợp đồng mang lại lợi nhuận với chính phủ các nước giàu, khiến các quốc gia thu nhập thấp bị chậm trễ trong chiến dịch tiêm phòng.

Theo PVA, các hãng Pfizer và BioNTech đã bàn giao chưa tới 1% trong tổng nguồn cung vaccine của họ tới các nước thu nhập thấp, trong khi con số này của Moderna chỉ là 0,2%. Cho tới nay, 98% người dân tại các nước thu nhập thấp chưa được tiêm phòng đầy đủ.

Hành động của 3 công ty trên hoàn toàn trái ngược với AstraZeneca và Johnson & Johnson. Hai doanh nghiệp này đã cung cấp vaccine trên cơ sở phi lợi nhuận, dù cả hai đã thông báo sẽ chấm dứt cơ chế này trong tương lai khi dịch bệnh chấm dứt.

PVA cho biết mặc dù nhận được khoản ngân sách công lên tới hơn 8 tỷ USD, Pfizer, BioNTech và Moderna đã từ chối kêu gọi chuyển giao công nghệ vaccine cho các nhà sản xuất tại các nước thu nhập thấp và thu nhập trung bình thông qua Tổ chức Y tế thế giới (WHO), động thái quan trọng nhằm giúp tăng nguồn cung toàn cầu, giảm giá thành sản phẩm và cứu sống hàng triệu người.

Trong trường hợp của Moderna, công ty đã từ chối bất chấp sức ép từ chính quyền Mỹ và đề nghị của WHO rằng họ nên phối hợp và đẩy nhanh kế hoạch chia sẻ công thức để mở rộng quy mô sản xuất vaccine tại Nam Phi.

Về phần mình, Giám đốc điều hành (CEO) Pfizer Albert Bourla cho rằng việc chuyển giao công nghệ là vô lý, vì việc WHO phê duyệt quyền sử dụng khẩn cấp vaccine Covaxin do Ấn Độ sản xuất vào đầu tháng này đã chứng minh các nước đang phát triển có đủ năng lực và chuyên môn trong lĩnh vực này.

Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
(Ngày Nay) -  Đắk Lắk đang vào thời điểm chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến số ca đột quỵ gia tăng, có nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu và xử trí kịp thời.
Ban lãnh đạo Viettel chúc mừng đồng chí Cao Anh Sơn và đồng chí Nguyễn Đạt được bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn.
Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
(Ngày Nay) - Sáng 2/11, tại Văn phòng Quân ủy Trung ương, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã trao Quyết định số 420/QĐĐ-BQP và Quyết định số 468/QĐĐ-BQP ngày 1/11/2024 về việc bổ nhiệm cán bộ cho Thượng tá Cao Anh Sơn và Trung tá Nguyễn Đạt giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel).