Pfizer và Moderna hưởng lợi nhờ biến thể Delta

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Được ca ngợi vì đã ngăn chặn hàng trăm nghìn ca tử vong và cho phép cuộc sống bình thường trở lại ở nhiều quốc gia, vaccine ngừa COVID-19 về cơ bản cũng mang lại khoản lợi nhuận đáng kể cho một số hãng dược.
Pfizer và Moderna hưởng lợi nhờ biến thể Delta

Vào tháng 6, các nhà phân tích ước tính thị trường toàn cầu cho vaccine ngừa COVID-19 có thể trị giá 70 tỷ đô la trong năm 2021, nhưng con số này có thể còn cao hơn khi biến thể Delta thống trị làn sóng lây nhiễm mới, còn các nhà khoa học đang tranh cãi về sự cần thiết của mũi tiêm thứ ba.

Moderna - công ty nhận được tài trợ của chính phủ Mỹ để phát triển vaccine, đang chuẩn bị công bố doanh thu trong quý II. Hồi tháng 5, công ty này dự báo doanh thu từ vaccine trong năm 2021 có thể lên tới 19,2 tỷ USD, nhưng con số này có thể tăng lên đáng kể.

Còn với Pfizer, công ty này sẽ chiếm phần lớn lợi nhuận lớn nhất từ vaccine ngừa COVID-19 trên toàn cầu. Tại các thị trường Mỹ và châu Âu, chi phí cho hai liều vaccine Pfizer lên đến 30 USD.

Công ty có trụ sở tại New York đã kiếm được 11,3 tỷ USD trong nửa đầu năm nay nhờ loại vaccine ngừa COVID-19 họ bào chế cùng với BioNTech của Đức. Tuần trước, Pfizer nâng mức dự báo doanh thu năm 2021 từ 26 tỷ USD lên lên 33,5 tỷ USD.

Tổng doanh số của Pfizer tăng 86% trong quý II, phần lớn nhờ vào vaccine ngừa COVID-19. Trước sự xuất hiện của biến thể Delta, liên doanh này đã điều chỉnh vaccine dựa trên công nghệ mRNA và sẽ bắt đầu thử nghiệm trên người trong tháng này.

Nhà phân tích Damien Conover của công ty tài chính Morningstar cho biết tăng trưởng doanh số củaPfizer sẽ chậm lại trong 12 tháng tới khi nhu cầu vaccine chuyển sang các thị trường mới nổi, nơi giá bán thấp hơn.

“Về lâu dài, doanh số bán hàng của Pfizer sẽ đạt gần 2 tỷ USD/năm qua các mũi tiêm nhắc lại. Con số này có thể tăng hơn nữa nếu tồn tại nhu cầu tiêm nhắc lại lớn hoặc công ty phát triển một loại vaccine mới để đối phó với các biến thể", ông Conover nhận định.

Vaccine ngừa COVID-19 cũng đã thay đổi vận mệnh của Moderna, một công ty công nghệ sinh học ở bang Massachusetts được thành lập vào năm 2010. Công ty đã có lợi nhuận trong quý đầu tiên nhờ doanh thu 1,7 tỷ USD trong 3 tháng đầu năm.

Thành công thương mại của Pfizer và Moderna trái ngược với chiến lược phi lợi nhuận mà AstraZeneca và Johnson & Johnson (J&J) đang áp dụng. Hai công ty này đã cam kết cung cấp vaccine trên cơ sở phi lợi nhuận cho đến khi đại dịch kết thúc.

Ước tính hai mũi tiêm của vaccine AstraZeneca dao động từ 4,3-10 USD, trong khi chính phủ Mỹ đã trả cho J&J 10 USD cho mỗi liều vaccine tiêm một lần của công ty này.

Mặc dù vậy, việc phát triển vaccine ngừa COVID-19 cùng với Đại học Oxford đã giúp AstraZeneca thu về 1,2 tỷ USD trong nửa đầu năm. Doanh số bán vaccine AstraZeneca gần như đồng đều giữa châu Âu và các nền kinh tế mới nổi trong nửa đầu năm.

Mặc dù dẫn đầu về khả năng sản xuất vaccine, nhưng Mỹ chỉ xuất khẩu được rất ít. Chính quyền Washington đã áp dụng một quy định thời chiến được gọi là Đạo luật Sản xuất Quốc phòng để yêu cầu các công ty ưu tiên sản xuất đơn đặt hàng của mình thay vì từ các quốc gia khác.

Vào tháng 6, Tổng thống Joe Biden đã thông báo rằng Mỹ sẽ tặng nửa tỷ liều vaccine Pfizer cho 92 quốc gia có thu nhập trung bình và thấp và Liên minh châu Phi, để “thúc đẩy cuộc chiến toàn cầu chống lại đại dịch”.

Hiện 14,4% dân số thế giới đã được tiêm chủng đầy đủ; 28% đã tiêm ít nhất một mũi, thế nhưng chỉ 1,1% người dân ở các nước thu nhập thấp đã được tiêm mũi một. Tổng cộng có 4,07 tỷ liều vaccine đã được tiêm trên toàn cầu.

Theo The Guardian
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.