Phần 2 - Bài 3: Ai cấp bằng tốt nghiệp cho học sinh trường SIC?: Có đúng Luật Giáo dục?

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Mô hình trường Trung học phổ thông Quốc tế Việt - Úc (SIC) là trường công lập nhưng dạy hoàn toàn theo giáo trình của nước ngoài có phù hợp với các quy định của pháp luật?
Trường THPT Quốc tế Việt - Úc (SIC) và bức xúc của phụ huynh khi con em học tại trường công lập không có bằng tốt nghiệp THPT (ảnh nhỏ).
Trường THPT Quốc tế Việt - Úc (SIC) và bức xúc của phụ huynh khi con em học tại trường công lập không có bằng tốt nghiệp THPT (ảnh nhỏ).

Trong khi chương trình giáo dục đại học tại Việt Nam vẫn đang được áp dụng theo Luật Giáo dục Đại học 2018 sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học 2012. Tại khoản 3, Điều 34 Luật Giáo dục Đại học 2018 nêu rõ: Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế tuyển sinh, quy định nguồn tuyển sinh trình độ đại học từ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông, người tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp; quy định tiêu chí, nguyên tắc, quy trình xác định chỉ tiêu tuyển sinh; quy định chỉ tiêu tuyn sinh đi với các ngành đào tạo giáo viên và chỉ tiêu tuyển sinh của cơ sở giáo dục đại học quy định tại điểm c khoản 1 Điều này; quy định ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào đối với ngành đào tạo giáo viên và ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề.

Việc các trường tuyển sinh học sinh không có bằng tốt nghiệp tú tài, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông nói chung và học sinh trường Trung học phổ thông Quốc tế Việt – Úc (SIC) nói riêng để đào tạo trên lãnh thổ Việt Nam (dù đó là cơ sở hay liên kết, hay đại học quốc gia) thì liệu có phù hợp?

Chung hệ thống quốc gia… nhưng “bên trọng bên khinh”

Ngày Nay đã đặt câu hỏi với đại diện trường Đại học Quốc tế: “Là một thành viên trong hệ thống đại học quốc gia TPHCM việc trường Đại học Quốc tế có hình thức tuyển sinh học sinh không có bằng tú tài và trường cho rằng đã được Bộ Giáo dục Đào tạo và Đại học Quốc gia chấp thuận là vì sao?”.

Đại học Quốc tế khẳng định: “Quy trình tuyển sinh của trường Đại học Quốc tế tuân thủ nghiêm ngặt và tiến hành thực hiện chặt chẽ theo đúng quy định của Đại học Quốc gia – Hồ Chí Minh và Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nhà trường có đề án tuyển sinh được duyệt hằng năm và tuân thủ nghiêm túc theo đề án”.

Năm 2022, trường chỉ có 01 trường hợp đủ điều kiện xét tuyển theo phương thức số 5, có đủ giấy tờ, bằng cấp bảng điểm. Hồ sơ, gồm: Đơn xin xét tuyển, bảng điểm ATAR, học bạ THPT và bảng điểm IELTS.

Trong khi Đại học Quốc tế khẳng định, quy trình tuyển sinh chặt chẽ… nhưng điều khiến không ít phụ huynh thắc mắc: “Là học sinh trường SIC nộp hồ sơ xét tuyển vào Đại học Quốc tế lấy đâu ra… học bạ vì các em trường Trung học phổ thông Quốc tế SIC học chương trình quốc tế (Bang Tây Úc) nên chỉ có bảng điểm, chứ không có học bạ?”. Và trong nội dung trả lời thì Đại học Quốc tế vẫn nói tới thí sinh xét tuyển đã tốt nghiệp Trung học phổ thông.

Luật sư Đào Kim Lân - Đoàn Luật sư TPHCM phân tích, nếu học sinh lựa chọn môn học cấp độ GENERAL và chỉ được Bảng điểm WASSA mà Sở GDĐT TP.HCM cấp bằng Tốt nghiệp hoặc giấy Công nhận “là chứng nhận tốt nghiệp THPT” khi không đủ điều kiện nhận bằng tốt nghiệp của Bang Tây Úc thì trình học thuật không thể tương đương với người có bằng tốt nghiệp THPT ở Việt Nam.

Là đơn vị liên kết đào tạo quốc tế chương trình Cử nhân Kinh doanh liên kết với Đại học Western Sydney, Australia. Theo Viện Đào tạo quốc tế (ISB) - Đại học Kinh tế TPHCM cho biết: “Đầu vào” của các thí sinh không theo học hệ THPT của Việt Nam sẽ theo tiêu chí bảng quy đổi và tham chiếu các hệ giáo dục phổ thông của các quốc gia trên thế giới do Đại học Western Sydney chấp thuận.

Theo đó, đối với các thí sinh không có bằng THPT mà chỉ có chứng nhận hoàn thành lớp 12, chương trình sẽ yêu cầu bổ sung thêm chứng chỉ SAT (hoặc các Chứng chỉ quốc tế tương đương) với mức điểm chuẩn theo quy định hàng năm vào hồ sơ tuyển sinh.

Các sinh viên đang theo học tại chương trình với hồ sơ học từ trường SIC, gồm: Bảng điểm, bằng WACE hoặc Chứng nhận hoàn thành lớp 12. Các hồ sơ nhập học từ trường SIC theo tiêu chí sinh viên học Chương trình quốc gia Úc nên chỉ sử dụng hồ sơ bằng WACE hoặc giấy hoàn thành lớp 12 của trường SIC (kèm yêu cầu thí sinh phải bổ sung chứng chỉ SAT hoặc ACT...)

Vậy, chương trình liên kết đào tạo này có phù hợp với các quy định của Luật Giáo dục Đại học hiện hành? Câu trả lời trên xin dành cho Bộ giáo dục Đào tạo!

RMIT Việt Nam không báo với Bộ về việc đào tạo Pathway (?!)

Đi tìm câu trả lời cho hàng loạt câu hỏi liên quan đến đầu vào của học sinh cuối cấp khi đăng ký tuyển sinh tại RMIT, vị đại diện phân tích, Đại học RMIT tại Việt Nam là mô hình phân hiệu của một đại học nước ngoài đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam cho đến thời điểm này, và là một điển hình của quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam và Úc.

Theo đó, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông là điều kiện ứng tuyển vào các chương trình tại RMIT dành cho học sinh học hệ THPT Việt Nam. Đối với các hệ giáo dục khác, RMIT xem xét đánh giá theo từng trường hợp.

Phần 2 - Bài 3: Ai cấp bằng tốt nghiệp cho học sinh trường SIC?: Có đúng Luật Giáo dục? ảnh 1

Sở GDĐT phân tích rất rõ cơ sở pháp lý và thẩm quyền công nhận văn bằng cơ sở giáo dục nước ngoài cấp.

Trước đây, đối với học sinh hoàn tất lớp 12 tại SIC có điểm trung bình đạt yêu cầu, RMIT có thể nhận vào các chương trình chuyển tiếp đại học không cấp bằng (pathway programs) và không thuộc khung bằng cấp theo chuẩn quốc gia của Australia (non-AQF). Các chương trình này cung cấp kỹ năng học tập cho sinh viên; đồng thời, đóng vai trò như một chương trình thử thách để đảm bảo sinh viên có đủ năng lực được nhận vào học chương trình cử nhân sau này nếu các em có mong muốn học tiếp.

Theo RMIT Việt Nam, Pathway Programs là tên gọi chung cho lộ trình học tập phổ biến trong các trường Đại học Úc nhằm tạo điều kiện cho học sinh tích lũy kiến thức và kỹ năng cần thiết trước khi vào học chương trình đại học hoặc sau đại học. Pathway Programs có nhiều kiểu chương trình khác nhau, có yêu cầu tuyển sinh (điều kiện học thuật và điều kiện tiếng Anh) khác nhau.

Theo quy định, sinh viên phải hoàn thành các điều kiện học thuật của chương trình này mới được chuyển tiếp lên bậc đại học. Việc sinh viên nộp hồ sơ ứng tuyển, được chấp nhận học và hoàn thành chương trình phải qua nhiều bước đánh giá từ chương trình học và dưới sự giám sát của ban giám hiệu nhà trường.

Vì vậy, việc sinh viên có lịch sử học tập khác nhau nhưng được lên bậc đại học thông qua chương trình Pathway Programs là điều bình thường và đúng với các quy định học thuật hiện tại của Đại học RMIT nói riêng, và của hệ thống giáo dục Úc nói chung.

Đại diện của RMIT khẳng định: “Toàn bộ chương trình giảng dạy của chúng tôi đều phải được Hội đồng học thuật Đại học RMIT xét duyệt theo một quy trình chặt chẽ nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy cho sinh viên và đảm bảo tuân thủ các quy định của các cơ quan chức năng có liên quan ở cả Úc và Việt Nam”.

“RMIT Việt Nam thực hiện lộ trình Pathway theo quy chế được cho phép áp dụng những tiêu chuẩn của RMIT tại Úc. Trên nguyên tắc tự quyết, tự chịu trách nhiệm. Trên giấy phép hoạt động, theo mục 2 của giấy phép kinh doanh của RMIT Việt Nam được phép thực hiện dịch vụ hỗ trợ giáo dục. Lộ trình Pathway phù hợp với điều này. Do đó, chúng tôi không báo với Bộ”, đại diện RMIT Việt Nam xác nhận.

RMIT Việt Nam đã ngừng giảng dạy các chương trình chuyển tiếp trên và thay thế bằng các chương trình mới với yêu cầu tuyển sinh khác. Theo đó, RMIT đã xem xét lại trường hợp học sinh theo học tại SIC và quyết định đối với học sinh tốt nghiệp có chứng nhận WASSA. Chương trình Dự bị đại học Foundation Studies tại RMIT sẽ là lựa chọn phù hợp. Học sinh tốt nghiệp bằng WACE và đạt xếp hạng ATAR theo yêu cầu sẽ được chấp nhận vào chương trình cử nhân.

Hiện tại, RMIT chỉ có chương trình Dự bị đại học (Foundation Studies) là tuyển học sinh hoàn thành lớp 11 theo đúng quy định của các trường Đại học tại Úc có đào tạo chương trình này. Điều này có nghĩa, những học sinh đã học hết lớp 12 đương nhiên có cơ hội học chương trình Foundation Studies vì đã hoàn thành lớp 11 và không yêu cầu có giấy tốt nghiệp tạm thời.

Đại diện RMIT Việt Nam nói: “Chúng tôi đã có công văn báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tổ chức dạy chương trình Dự bị Đại học. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chấp thuận cho chúng tôi triển khai việc giảng dạy chương trình Foundation Studies từ tháng 8, năm 2022”.

RMIT Việt Nam cho biết, các hoạt động tuyển sinh tại Việt Nam luôn tuân thủ chính sách tuyển sinh chung của Đại học RMIT toàn cầu và được thanh kiểm tra định kỳ bởi TEQSA (Cơ quan Quản lý chất lượng và tiêu chuẩn giáo dục đại học của Úc - PV). Toàn bộ chương trình giảng dạy của chúng tôi đều được Hội đồng học thuật Đại học RMIT xét duyệt theo một quy trình chặt chẽ nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy cho sinh viên và đảm bảo tuân thủ các quy định của cơ quan chức năng có liên quan ở cả Úc và Việt Nam.

“Cho đến thời điểm hiện tại, RMIT chưa nhận được bất kỳ chứng cứ hoặc thông tin nào về việc sinh viên Đại học RMIT sử dụng thông tin giả mạo để ứng tuyển vào trường, bao gồm học sinh SIC. Chúng tôi khẳng định Đại học RMIT sẽ xử lý nghiêm những trường hợp sử dụng thông tin giả mạo để đăng tuyển vào trường và sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan để làm rõ vấn đề này”, đại diện RMIT Việt Nam đánh giá.

Vẫn theo vị đại diện RMIT Việt Nam, trong số 228 học sinh trường SIC vào học tại RMIT Việt Nam, tính đến nay, có 41% đã ra trường và 19% đã dừng học, 40% đang theo học. Với tỷ lệ 19% dừng học là tỷ lệ rất cao so với mặt bằng chung của RMIT Việt Nam (khoảng 10%).

Ông Nguyễn Thanh Toàn, ngụ phường 15, quận 10 (TPHCM) có con đang học năm cuối cấp đưa ra nhận xét, giáo dục đào tạo là tạo ra thế hệ trí thức có trình độ, chất lượng hay đào tạo lực lượng lao động tri thức, trình độ, chất lượng phù hợp với chính sách, mô hình kinh tế, cũng như tiêu chí tuyển dụng, nhu cầu lao động, môi trường nghề nghiệp cũng như hệ thống giáo dục của mỗi quốc gia.

Tại Việt Nam, hệ thống quy định giáo dục có đặc thù riêng, tiêu chuẩn khác, cơ cấu lao động cũng như phân bổ nghề nghiệp khác thì kiểu giáo dục "bên trọng, bên khinh" như vậy có ổn không? Vì sao vẫn có những trường hợp vì không có bằng cấp 3 sau có bằng đại học, thạc sĩ, tiến sĩ vẫn bị về vườn thì câu chuyện “láo nháo” giáo dục này làm chúng ta suy nghĩ?

Đáng chú ý, Luật Giáo dục Đại học 2018 sửa đổi bổ sung đã quy định rất rõ nhưng thực tế: “Luật ở một đàng và áp dụng luật ở nẻo”. Học sinh không có bằng tú tài, hay tốt nghiệp lại "khắc xuất, khắc nhập" để vào trường đại học và trở thành cử nhân?

Vì sao hội đồng Bang Tây Úc không cấp bằng, chỉ cấp bảng điểm và không có chương trình đào tạo dự bị đại học cho các em học sinh để đạt chứng chỉ tương đương? Trong khi một số trường đại học tại Việt Nam lại có chương trình dự bị đại học, thậm chí là vào đại học.

Chưa kể các môn Văn, Sử là môn thi bắt buộc với các học sinh học chương trình quốc gia còn chương trình Quốc tế thì thế nào? Liệu các em có hiểu biết về lịch sử và văn hoá, ngôn ngữ quê hương?

Ông Nguyễn Thanh Toàn đưa ra quan điểm, đừng chú trọng đúng sai, hay dở, công bằng, hay phù hợp trong giáo dục bậc đại học mà nên xem việc thi tốt nghiệp THPT, có bằng tốt nghiệp THPT… có phù hợp không? Với mô hình quốc tế hiện nay, mở đầu vào (không cần bằng tốt nghiệp THPT chỉ cần đạt một số tiêu chí khác) thì có thể vào Đại học, đáp ứng nhu cầu người học. Tuy nhiên, khi đã “mở đầu vào” thì phải “siết chặt đầu ra” sẽ hay hơn là buộc học sinh phải có bằng tốt nghiệp THPT mới được tiếp tục học ở bậc đại học.

Theo dòng sự kiện:

Phần 1:

>> Bài 1: Ai cấp bằng tốt nghiệp THPT cho học sinh trường Việt Úc?

>> Bài 2: Giấy “công nhận” là gì?!

>> Bài 3: Sở GDĐT khẳng định không cấp bằng!

>> UBND TP.HCM chỉ đạo liên quan đến trường THPT Quốc tế Việt - Úc

Phần 2:

>> Bài 1: Dùng Giấy công nhận… để vào đại học!

>> Bài 2: Hàng trăm học sinh không có bằng tú tài... đã vào đại học

TIN LIÊN QUAN
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.