Phần Lan, Thuỵ Điển khó gia nhập NATO cùng lúc

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Ngoại trưởng Phần Lan cho rằng các cuộc biểu tình chống Thổ Nhĩ Kỳ "rõ ràng đã cản trở tiến trình," tuy nhiên việc Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO cùng thời điểm vẫn là "lựa chọn ưu tiên."
Ngoại trưởng Phần Lan Pekka Haavisto.
Ngoại trưởng Phần Lan Pekka Haavisto.

Ngày 24/1, Ngoại trưởng Phần Lan Pekka Haavisto nhấn mạnh nước này phải cân nhắc việc gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) mà không có Thụy Điển, sau khi Thổ Nhĩ Kỳ cho biết họ sẽ không ủng hộ Thụy Điển gia nhập liên minh quân sự này do vụ đốt bản sao kinh Koran ở Stockholm.

Phát biểu trên đài truyền hình Yle, Ngoại trưởng Haavisto nói : "Đánh giá của riêng tôi là sẽ có sự chậm trễ (trong việc nhận được sự chấp thuận của Thổ Nhĩ Kỳ), điều này chắc chắn sẽ kéo dài cho đến cuộc bầu cử Thổ Nhĩ Kỳ vào giữa tháng Năm."

Ông Haavisto cũng cho rằng các cuộc biểu tình chống Thổ Nhĩ Kỳ ở Thụy Điển "rõ ràng đã cản trở tiến trình" gia nhập NATO của Phần Lan và Thụy Điển. Tuy nhiên, theo ông, việc hai nước này gia nhập NATO cùng thời điểm vẫn là "lựa chọn ưu tiên."

Trước đó, chính trị gia cực hữu mang hai quốc tịch Đan Mạch-Thụy Điển, ông Rasmus Paludan hôm 21/1 đã đốt một bản sao của kinh Koran trước đại sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ ở thủ đô Stockholm của Thụy Điển.

Ngày 23/1, trong phản ứng chính thức đầu tiên trước hành động này, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tuyên bố: "Nếu họ không tôn trọng tôn giáo của người Thổ Nhĩ Kỳ hoặc người Hồi giáo, họ sẽ không nhận được bất kỳ sự hỗ trợ nào từ chúng tôi đối với tư cách thành viên NATO", ông Erdogan nói, đồng thời lưu ý rằng Thụy Điển không thể nhận được sự ủng hộ của Ankara về tư cách thành viên NATO sau các sự kiện trước Đại sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ.

Những bình luận trên của ông Erdogan càng khiến triển vọng gia nhập NATO của Thụy Điển và Phần Lan vào cùng thời điểm trở nên mong manh.

Phần Lan, Thuỵ Điển khó gia nhập NATO cùng lúc ảnh 1

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan phát biểu tại Ankara ngày 23/1/2023.

Thổ Nhĩ Kỳ và Hungary là những thành viên NATO duy nhất chưa phê chuẩn quyết định lịch sử của hai nước Bắc Âu nhằm phá vỡ truyền thống không liên kết quân sự của họ để phản ứng với cuộc xung đột Nga - Ukraine đang diễn ra.

Thổ Nhĩ Kỳ hôm nay đã triệu Đại sứ Hà Lan tại Ankara liên quan đến cuộc biểu tình hôm 22/1 tại La Haye bao gồm việc xé bản sao kinh Koran của người Hồi giáo.

Trước đó, Thổ Nhĩ Kỳ đã đưa ra một loạt điều kiện cứng rắn, bao gồm yêu cầu Thụy Điển dẫn độ hàng chục nghi phạm chủ yếu là người Kurd mà Ankara cáo buộc là "khủng bố" hoặc dính líu đến cuộc đảo chính bất thành năm 2016.

Thụy Điển cũng đã thực hiện một loạt động thái với Thổ Nhĩ Kỳ để trở thành thành viên NATO với một loạt các chuyến thăm của các bộ trưởng hàng đầu tới Ankara. Stockholm cũng đã thực hiện việc sửa đổi hiến pháp để có thể thông qua luật chống khủng bố cứng rắn hơn theo yêu cầu của Ankara.

Nhưng mọi thứ trở nên tồi tệ khi một nhóm nhỏ người Kurd treo một hình nộm của ông Erdogan bên ngoài tòa thị chính của thành phố Stockholm vào đầu tháng này. Thổ Nhĩ Kỳ đã triệu tập Đại sứ Thụy Điển và hủy chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Thụy Điển đến Ankara.

Tổng Bí thư Tô Lâm với cán bộ Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau
(Ngày Nay) - Tiếp theo chương trình công tác tại Cà Mau, chiều 17/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác của Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI nhiệm kỳ 2020-2025.
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
(Ngày Nay) - Nghe Pháp là từ thường gặp trong kinh. Đa văn là nghe Pháp nhiều, một trong những hạnh lành. Ngày nay, nghe Pháp không chỉ nghe giảng mà còn là đọc, tụng, nghiên cứu, thảo luận, biên khảo giáo pháp.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở Tổ dân phố 4, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình.
Đoàn kết xây dựng khu dân cư tự quản, văn minh, hạnh phúc
(Ngày Nay) - Tối 17/11, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cùng Đoàn công tác Trung ương đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại Tổ dân phố 4, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình. Cùng tham dự có đại diện lãnh đạo Văn phòng Quốc hội, tỉnh Ninh Bình và đông đảo cán bộ, nhân dân Tổ dân phố 4, phường Đông Thành.
Mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
(Ngày Nay) - Tỉnh Hưng Yên đang triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển, mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế với nhiều hoạt động hỗ trợ và các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, nhằm mang lại quyền lợi thiết thực cho người dân.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Bất đồng trước thềm hội nghị về vấn đề khí hậu và đánh thuế
Hội nghị thượng đỉnh G20: Bất đồng trước thềm hội nghị về vấn đề khí hậu và đánh thuế
(Ngày Nay) - Ngày 16/11, trong cuộc thảo luận về tuyên bố chung trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), các nhà ngoại giao của nhóm đã gặp khó khăn trong việc thu hẹp bất đồng về nguồn tài chính để giải quyết biến đổi khí hậu và vấn đề đánh thuế nhóm siêu giàu.