Phát hiện loài tảo có thể mang ánh sáng đến cho người mù

Các nhà khoa học Mỹ vừa phát hiện một loài tảo có thể cung cấp giải pháp chữa trị hữu hiệu đối với căn bệnh mù lòa.
Phát hiện loài tảo có thể mang ánh sáng đến cho người mù

Các nhà khoa học tại công ty công nghệ sinh học Retrosense đã tiến hành nghiên cứu việc cấy ghép một protein nhạy sáng có tên Channelrhodopsin-2 từ một loại tảo Chlamydomonas reinhardtii vào mắt của những người mù lòa nhằm khôi phục thị lực của họ.

Phát hiện loài tảo có thể mang ánh sáng đến cho người mù - anh 1

Tảo Chlamydomonas reinhardtii

Theo trang Wired, tảo chlamydomonas reinhardtii là một sinh vật đơn bào đơn giản, sinh trưởng ở nơi bẩn và môi trường nước. Tảo không thể "nhìn", nhưng có một "đốm mắt" nguyên thủy, cho phép chúng cảm nhận được nơi có ánh sáng mặt trời và di chuyển quanh ao hồ để chúng được ánh sáng rọi chiếu. Sau đó, chúng có thể biến đổi ánh sáng mặt trời thành năng lượng thông qua quá trình quang hợp.

Cũng giống như các mắt người, đốm mắt của tảo sử dụng các protein nhạy sáng và một trong số đó là channelrhodopsin-2.

Hiện tại, các nhà nghiên cứu tại RetroSense đã tiến hành thử nghiệm quy trình tiêm Channelrhodopsin-2 vào mắt của bệnh nhân thông qua việc gắn bản sao gen của protein này lên một loại virus, khiến các tế bào trước đây không nhạy cảm ánh sáng trở thành các tế bào nhạy sáng, có khả năng khôi phục thị lực hạn chế.

Công nghệ này được biết đến với tên gọi "quang di truyền học" và đã được các nhà khoa học thần kinh sử dụng trong nhiều thập niên qua.

Phát hiện loài tảo có thể mang ánh sáng đến cho người mù - anh 2

Các tế bào hình nón đóng vai trò quan trọng trong việc nhìn thấy ánh sáng

Các nhà nghiên cứu của RetroSense đã tiến hành thử nghiệm quy trình trên ở chuột và các động vật linh trưởng không phải con người. Kết quả là, tất cả các loài vật thí nghiệm đều hồi phục được một phần thị lực sau điều trị.

CEO của Retrosense, Sean Ainsworth cho biết nhóm nghiên cứu đang lên kế hoạch sử dụng quang di truyền học trên người lần đầu tiên. Để phục vụ cuộc thí nghiệm lâm sàng kiểu này, họ đang tuyển lựa 15 bệnh nhân mắc chứng viêm võng mạc sắc tố (retinitis pigmentosa), một căn bệnh mắt dẫn tới việc suy giảm thị lực.

Tuy nhiên, protein của tảo được phát hiện kém nhạy sáng hơn các tế bào hình nón trong mắt người tới 1.000 lần. Ngoài ra, võng mạc được dùng để tiếp nhận các tín hiệu từ nhiều tế bào hình que và hình nón trong mắt, trái ngược với các tín hiệu "ánh sáng thô", khác biệt từ channelrhodopsin-2.

Bởi vậy, dù được kỳ vọng rất nhiều nhưng phía Cục quản lý Thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cùng nhiều người khác đã đặt câu hỏi nếu thử nghiệm thành công thì channelrhodopsin-2 có thể khôi phục thị lực ở người tới mức độ nào.

Anh Phương (TH)

>>> Xem thêm:

- Dế Weta - Côn trùng nặng nhất thế giới mới được phát hiện

- Phát hiện bộ dao dĩa bí ẩn trên sao Hỏa

- Phát hiện dãy đá cổ khổng lồ, niên đại 4.500 năm gần Stonehenge

Kiên quyết đấu tranh chống thổi giá, lợi ích nhóm
Kiên quyết đấu tranh chống thổi giá, lợi ích nhóm
(Ngày Nay) - Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các bộ, ngành phải chủ động xây dựng các kịch bản quản lý, điều hành giá các dịch vụ, hàng hóa thiết yếu, phù hợp với kịch bản điều hành chung, không để bị động.
Không tùy tiện tăng giá gây ảnh hưởng xấu đến ngành du lịch
Không tùy tiện tăng giá gây ảnh hưởng xấu đến ngành du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 24/4, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã gửi văn bản, đề nghị Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường đảm bảo an toàn trong hoạt động du lịch dịp nghỉ lễ và cao điểm du lịch Hè 2024.
Cận cảnh chao đèn họa tiết hoa mẫu đơn cánh kép.
Họa tiết hoa mẫu đơn: Ngoại lệ của Louis Comfort Tiffany
(Ngày Nay) - Những chùm hoa mẫu đơn lớn nhiều màu sắc với hương thơm ngào ngạt luôn chiếm vị trí đắc địa trong khu vườn. Dù là hoa cánh đơn hay cánh kép, Louis Comfort Tiffany cũng không thể cưỡng lại vẻ đẹp kiều diễm ấy.