Siêu Lỗ đen. Ảnh minh họa |
Theo các nhà thiên văn học tại trường Đại học Central Lancashire (Anh), siêu Lỗ đen khổng lồ này nằm giữa trung tâm của thiên hà SAGE0536AGN.
Thiên hà SAGE0536AGN, được tính toán là hình thành từ cách đây 9 tỷ năm, được các nhà thiên văn học phát hiện năm 2011 sau khi sử dụng kính thiên văn Spitzer của NASA.
Tiến sĩ Jacco van Loon (thuộc Đại học Keele) và Tiến sĩ Anne Sansom (thuộc Đại học Central Lancashire) đồng khẳng định sự tồn tại của siêu Lỗ đen này nhờ vào tốc độ khí xoáy xung quanh lỗ đen này.
Hiện tại, các nhà khoa học tiếp tục sử dụng kính thiên văn lớn tại miền Nam châu Phi để nghiên cứu sâu về siêu lỗ đen mới được phát hiện này.
Mới đây, các nhà khoa học dự báo cặp lỗ đen khổng lồ PG 1302-102 tại trung tâm một thiên hà cách xa chúng ta (được phát hiện vào đầu năm 2015) sẽ va chạm với nhau trong vòng 5 triệu năm tới và gây ra một vụ nổ khủng khiếp, mạnh hơn 100 triệu lần một vụ nổ siêu tân tinh.
Theo các nhà thiên văn học tại trường Đại học Columbia (Mỹ), hai lỗ đen này đang quay quanh nhau theo hình xoắn ốc trong một không gian không lớn hơn Hệ Mặt trời của chúng ta, với tốc độ bằng 7% tốc độ ánh sáng (khoảng 75 triệu km/giờ).
Sự kiện này cũng sẽ giúp chứng minh các giả thuyết về lực hấp dẫn được nhà khoa học Albert Einstein đưa ra cách đây 100 năm.
Xem thêm:
- 9 bí ẩn khoa học lớn nhất thế kỷ 21
- Cặp Lỗ Đen “quái vật” sắp va chạm khủng khiếp trong vũ trụ
- Khám phá Lỗ Đen lớn nhất dải Ngân hà
- 10 loại 'hạt' giải thích mọi sự trong vũ trụ bao la