Phát hiện ung thư sau ca mổ cấp cứu vì đau bụng

(Ngày Nay) - "Tôi phải hóa trị 12 đợt, mỗi đợt như một quả bom chạy qua người, tiêm thuốc và đeo thuốc tôi vẫn đi làm”, PGS Nguyễn Thị Minh Thái chia sẻ quá trình điều trị ung thư.
 
Phát hiện ung thư sau ca mổ cấp cứu vì đau bụng

Tại buổi hội thảo về vấn đề “Ung thư, ghép tạng và những thách thức với truyền thông y tế”, PGS Nguyễn Thị Minh Thái đã chia sẻ về câu chuyện về quá trình điều trị ung thư của mình.

Không hề biết mình mắc bệnh, một lần bị đau bụng, bà Thái phải nhập viện mổ cấp cứu. Sau khi ca phẫu thuật kết thúc, GS Trịnh Hồng Sơn, Phó giám đốc Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội), bác sĩ điều trị trực tiếp, cho bà biết mình đang mang trong mình căn bệnh ung thư.

GS Sơn là người trực tiếp mổ ung thư đại tràng cho bố của bà và đến nay cụ vẫn sống khỏe ở tuổi 90, vì vậy PGS Thái tin rằng mình sẽ điều trị bệnh ổn. Tuy nhiên, do mắc ung thư trên nền bệnh tiểu đường, nên sau ca mổ, bà phải điều trị tại Bệnh viện Nội tiết và tiếp tục thực hiện phác đồ hóa trị tại Bệnh viện K Trung ương.

Phát hiện ung thư sau ca mổ cấp cứu vì đau bụng ảnh 1PGS.TS Nghệ thuật học Nguyễn Thị Minh Thái là một nhà phê bình nối tiếng trong lĩnh vực văn hóa - nghệ thuật, đang hàng ngày đấu tranh với căn bệnh ung thư đại trực tràng. Ảnh: Phạm Thị Ngọc Liên. 

“Bác sĩ cho biết tôi phải hóa trị 12 đợt, mỗi đợt như một quả bom chạy qua người, tiêm thuốc và đeo thuốc tôi vẫn đi làm mà không ai biết” - PGS Thái kể lại.

GS Trịnh Hồng Sơn cho biết PGS Nguyễn Thị Minh Thái bị ung thư biểu mô tuyến đại tràng và đã làm phẫu thuật điều trị. Tại Việt Nam, bệnh nhân phát hiện ung thư đại trực tràng giống như PGS Thái không hiếm, chỉ đến khi tắc ruột, đau bụng mổ cấp cứu mới phát hiện bệnh.

Vì vậy, theo ông việc thường xuyên nội soi, kiểm tra đại trực tràng sau tuổi 40 rất quan trọng để phát hiện sớm bệnh.

Bác sĩ Nguyễn Thị Lan, chuyên khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Medlatec, cho biết ung thư đại, trực tràng là ung thư phát triển từ đại tràng hoặc trực tràng, tên thường gọi là ung thư ruột già.

Theo báo cáo của Tổ chức Ung thư toàn cầu (Globocan, WHO 2012), ở Việt Nam, đây là một trong sáu loại ung thư phổ biến nhất, đứng sau ung thư phổi, gan, vú, dạ dày và cổ tử cung.

Theo bác sĩ Lan, một số dấu hiệu giúp phát hiện sớm bệnh như rối loạn tiêu hóa kéo dài, uống thuốc kháng sinh không đỡ; đại tiện khó, kèm theo máu, dịch nhầy, đau quặn bụng, giảm cân không rõ lý do. Nếu xuất hiện các triệu chứng trên, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Theo Zing
Bình luận
Động đất có độ lớn 7,3 tại Tonga, cảnh báo nguy cơ sóng thần
Động đất có độ lớn 7,3 tại Tonga, cảnh báo nguy cơ sóng thần
(Ngày Nay) -  Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS), vào lúc 12h 18 phút theo giờ GMT (tức 19h 18 phút theo giờ Việt Nam) ngày 30/3, một trận động đất có độ lớn 7,3 đã xảy ra tại vị trí cách đảo chính của Tonga khoảng 100km về phía Đông Bắc. Chấn tiêu của trận động đất ở độ sâu 55km.
Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở y tế chuẩn bị thuốc, vật tư, thiết bị y tế đầy đủ. Ảnh: VGP/HM.
Tăng cường phân luồng, thu dung, điều trị và kiểm soát lây nhiễm sởi
(Ngày Nay) - Trước diễn biến gia tăng và kéo dài của bệnh sởi ở hầu hết các tỉnh, thành phố, đặc biệt số bệnh nhân sởi tăng cao trong quý I/2025, một số ca tử vong, Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở y tế tổ chức phân luồng, bố trí khu khám riêng cho người nghi mắc sởi và người mắc bệnh sởi.