Hành tinh Đỏ lại tiếp tục thu hút sự chú ý của giới khoa học và dư luận với hình ảnh một vụ sạt lở có đường kính 20m tại cực bắc của hành tinh này.
Vụ sạt lở được các nhà khoa học ước tính có đường kính 20m. Ảnh: NASA |
Theo các nhà thiên văn học, các vụ sạt lở rất phổ biến tại sao Hỏa, đặc biệt là vào mùa Xuân tính theo lịch trên hành tinh này.
Tuy nhiên, không giống như những vụ sạt lở tuyết trên Trái đất, các vụ sạt lở trên sao Hỏa được hình thành từ các cột khói Cacbon điôxít (CO2) dày đặc hoặc từ băng tuyết khô (dry ice).
Ảnh NASA |
Ảnh NASA |
Các nhà khoa học cho biết, vào khoảng thời gian trong năm này trên sao Hỏa, nhiệt độ ấm dần lên gây lở tuyết trong bầu sương giá dày đặc khí CO2.
'Sao Hỏa không phải là hành tinh khô cằn khô mà chúng tôi từng nghĩ trước kia và trong một số trường hợp, chúng tôi có thể nói rằng nước ở dạng lỏng đã được tìm thấy trên sao Hỏa", cựu phi hành gia kiêm quản trị viên Nasa, John Grunsfeld nói.
Việc tìm thấy nước dạng lỏng trên sao Hỏa làm dấy lên hy vọng về sự sống tồn tại trong quá khứ hoặc hiện tại trên hành tinh.
Dù chưa xác định được nguồn nước và đặc tính của nước trên Sao Hỏa, song phát hiện này sẽ làm thay đổi suy nghĩ của giới khoa học về việc hành tinh giống với Trái đất nhất trong Hệ Mặt trời này có thể đang tồn tại sự sống của vi sinh vật. Điều này cũng làm tăng khả năng về sự sống trên sao Hỏa.
Xem thêm:
- NASA chính thức công bố có nước dạng lỏng trên sao Hỏa
- Chùm ảnh cận cảnh về sao Hỏa chưa từng công bố của NASA
- Hành trình chinh phục vũ trụ của người Việt thứ 2 bay vào không gian