Phát huy nguồn tài nguyên kiến trúc, không gian mặt nước của Thủ đô

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Phát huy nguồn tài nguyên kiến trúc, không gian mặt nước cùng với bề dày văn hóa đô thị hàng nghìn năm của Hà Nội sẽ giúp cho Hà Nội trở thành một đô thị phát triển mang bản sắc độc đáo, thận trọng, bền vững để đối diện những thử thách lớn lao trong kỷ nguyên biến đổi khí hậu.
Hồ Hoàn Kiếm là một mô hình không gian độc đáo mang bản sắc của Hà Nội cần được phát huy, nhân rộng ở những quy mô phù hợp. Ảnh: VGP/Thùy Chi.
Hồ Hoàn Kiếm là một mô hình không gian độc đáo mang bản sắc của Hà Nội cần được phát huy, nhân rộng ở những quy mô phù hợp. Ảnh: VGP/Thùy Chi.

Đặc thù riêng của không gian đô thị Hà Nội

Không gian đô thị gắn liền mặt nước là một nguyên tắc thống nhất thể hiện thái độ ứng xử với môi trường thiên nhiên, mang bản sắc độc đáo của vùng châu thổ Bắc bộ. Trên nguyên tắc thống nhất đó thì mỗi mặt nước của Hà Nội lại có những đặc thù riêng, tạo nên sự phong phú và khác biệt cho mỗi không gian đô thị.

Theo các chuyên gia nghiên cứu, sự phát triển hiện tại của Hà Nội dựa trên việc phát triển hệ thống đường giao thông vành đai đồng tâm, hiện đại. Các quỹ đất mới được mở ra khi xây dựng các đường giao thông vành đai và hệ mạng lưới đường hướng tâm.

Hệ thống đường giao thông này củng cố tính đơn tâm của đô thị thay vì kiến tạo một mạng lưới đa trung tâm. Mạng lưới giao thông được quy hoạch cũng đề cao vai trò của hạ tầng thay vì thuận theo yếu tố thiên nhiên, cụ thể là các không gian mặt nước vốn có của Hà Nội.

Ngoại trừ một số ít hồ ở trung tâm được phát huy tốt bởi gắn liền với hạ tầng thiết kế đô thị và các di sản văn hóa Hà Nội, rất nhiều không gian gắn liền với mặt nước của Hà Nội hiện còn đang bị lãng quên và bỏ phí. Vì không mang được lợi ích cho đô thị, các mặt nước này cũng không được chăm sóc, quan tâm, thậm chí bị chiếm dụng, hủy hoại, lấn chiếm vào những mục đích cá nhân cục bộ. Nhiều công viên, cây xanh được quy hoạch với đầy đủ hạ tầng nhưng lại bị bỏ hoang, không trở thành các không gian đô thị nhiều sức sống.

Trong đề tài nghiên cứu "Không gian - mặt nước Hà Nội" của nhóm nghiên cứu đến từ Hội Kiến trúc sư Việt Nam (bao gồm KTS Trần Minh Tuấn, KTS Nguyễn Tuấn Anh, TS.KTS Phan Đăng Sơn - Chủ tịch Hội KTS Việt Nam làm cố vấn), nhấn mạnh ô nhiễm môi trường nước, không khí, tiếng ồn là vấn đề nan giải của Hà Nội trong nhiều năm nay. Nhiều con sông trong suốt thời gian dài vẫn trong tình trạng ô nhiễm trầm trọng do lượng nước thải của đô thị. Trong khi mực nước ngầm của các ao hồ xuống rất thấp thì tình trạng úng, lụt ngày càng xảy ra thường xuyên mỗi khi có các trận mưa lớn.

Chất lượng không khí của Hà Nội nhiều lần đã vào nhóm đứng đầu thế giới về chỉ số ô nhiễm bụi mịn PM3. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm không khí, trong số đó phải kể đến các phương tiện giao thông, tình trạng xây dựng trong nội đô, các khu công nghiệp.

Ngoài ra, TP. Hà Nội càng xây dựng nhiều đường thì lại càng chịu cảnh tắc đường thường xuyên hơn và trở thành nỗi ám ảnh của người dân đô thị trong giờ cao điểm. Hạ tầng giao thông hướng tâm thường xuyên quá tải vì nhu cầu kết nối với khu vực trung tâm…

Theo các chuyên gia, vì không mang được lợi ích cho đô thị, các mặt nước này được sử sụng vào những mục đích khác. Vẫn còn một số công viên, cây xanh được quy hoạch với đầy đủ hạ tầng nhưng chưa thực sự được khai thác hết công suất.

Phát triển bền vững không gian mặt nước cho Thủ đô Hà Nội

Nhiều chuyên gia cho rằng, định hướng xây dựng mạng lưới không gian đô thị gắn liền mặt nước và di sản văn hóa cùng một lúc hướng tới giải quyết các vấn đề gồm: bảo tồn và phát huy tài nguyên thiên nhiên; mang lại lợi ích vật chất, tinh thần cho con người và môi trường; khuyến khích đa dạng sinh học; cải thiện, tăng cường khả năng thích ứng với thiên nhiên của đô thị Hà Nội - bảo tồn và phát huy văn hóa đô thị truyền thống của Thủ đô; gắn kết cộng đồng cư dân đô thị; đồng thời giảm phát thải CO2 và sự lệ thuộc vào năng lượng sử dụng cho các phương tiện giao thông.

Thực tế, không cần phải tìm đâu xa để có một mô hình phát triển bền vững cho Hà Nội. Những hạt nhân đô thị bản địa đã và đang phát triển cân bằng hữu cơ dựa trên các yếu tố nền tảng văn hóa lịch sử - thiên nhiên cảnh quan - hạ tầng đô thị tại Hà Nội là hình mẫu để hoàn thiện, phát huy, nhân rộng. Theo nhóm nghiên cứu, hồ Hoàn Kiếm là một mô hình không gian độc đáo mang bản sắc của Hà Nội cần được phát huy, nhân rộng ở những quy mô phù hợp.

Ở đây, các di sản văn hóa gắn liền với lịch sử phát triển của Thăng Long - Hà Nội được bảo tồn cùng với không gian cây xanh và mặt nước, hạ tầng, dịch vụ thương mại đa dạng. Cùng với hạ tầng đô thị và thiết kế đô thị tương đối chỉn chu, hồ Hoàn Kiếm luôn là điểm đến thu hút của du khách trong và ngoài nước, cũng như cư dân Hà Nội.

Một ví dụ khác chứng minh cho giá trị của văn hóa đô thị truyền thống là quần thể không gian kiến trúc cảnh quan Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Văn Miếu là di sản văn hóa đặc biệt của Việt Nam được thành lập từ năm 1076. Đây là một quần thể kiến trúc cảnh quan được bảo tồn đặc biệt, mỗi năm thu hút hàng triệu du khách trong và ngoài nước.

Điều này cho thấy di sản không chỉ đơn thuần phục vụ một số lượng nhỏ các nhà nghiên cứu, thế hệ lớn tuổi, hoài cổ mà bằng những hình thức kiến trúc, cảnh quan, môi trường rất sinh động, là bài học quý và có sức hấp dẫn với cả cộng đồng.

Các chuyên gia cho rằng, việc phát triển các không gian đô thị gắn liền mặt nước cần làm đồng bộ với các giải pháp tăng độ thấm xốp của bề mặt đô thị. Như vậy mỗi cơn mưa xuống, khả năng tiêu nước sẽ giúp cho Hà Nội giảm thiểu úng ngập và hệ thống thoát nước không bị quá tải. Hà Nội với một hệ thống hàng trăm mặt nước lớn nhỏ có thể là một đô thị đủ khả năng thẩm thấu chuyển hóa và giữ nước để tạo nên môi trường hài hòa, trong lành và thuận tự nhiên.

Đưa ra giải pháp, các chuyên gia cho rằng, mô hình "đô thị mười lăm phút" là một bán kính cho mỗi hạt nhân đô thị, mà ở đó cư dân không cần phải di chuyển quá 15 phút trong công việc, học tập hằng ngày. Thay vì chú trọng vào những siêu đô thị, một mạng lưới của nhiều hạt nhân đô thị gắn liền với các mặt nước của Hà Nội sẽ giúp cho cư dân trong bán kính từ 3km trở lại tiếp cận với các tiện ích đô thị, hạ tầng phúc lợi xã hội, giáo dục. Trong khoảng cách này, cư dân chủ yếu di chuyển bằng đi bộ hoặc các phương tiện như xe đạp, xe điện nhỏ. Khi cần di chuyển xa đã có hệ thống giao thông công cộng đảm nhiệm.

Việc giảm thiểu trên cũng lệ thuộc vào ô tô và xe máy cá nhân, giảm quãng đường phải di chuyển hằng ngày phục vụ công việc, học tập, nghỉ ngơi và cảm thụ văn hóa sẽ giúp giảm thời gian lãng phí trên đường, giảm ách tắc giao thông và xả thải CO2. Làm việc và sinh sống trong một cộng đồng nhỏ cũng giúp tăng cường liên kết của các mối quan hệ xã hội, tạo nên một cộng đồng nhiều tương tác, gắn kết.

Phát huy nguồn tài nguyên không gian này cùng với bề dày văn hóa đô thị hàng nghìn năm sẽ giúp cho Hà Nội trở thành một đô thị phát triển mang bản sắc độc đáo, thận trọng, bền vững để đối diện những thử thách lớn về biến đổi khí hậu, môi trường.

Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.
Indonesia kêu gọi D-8 thúc đẩy Phong trào phương Nam toàn cầu
Indonesia kêu gọi D-8 thúc đẩy Phong trào phương Nam toàn cầu
(Ngày Nay) - Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto kêu gọi Tổ chức Hợp tác Kinh tế 8 nước đang phát triển, hay còn gọi là D8, vượt ra ngoài hợp tác kinh tế, trở thành một phong trào “Phương Nam toàn cầu” nhằm ủng hộ một trật tự toàn cầu công bằng và bình đẳng hơn dựa trên luật pháp quốc tế, tính bao trùm, công lý và thịnh vượng chung.