Phi hành gia vũ trụ - giữa vạn người chọn lấy một anh hùng

(Ngày Nay) - Ngày 23 tháng 7 năm 1980, tàu Soyuz phóng vào không gian từ sân bay vũ trụ Baikonur – Liên bang Xô Viết, mang theo 2 phi hành gia Viktor Vassilyevich Gorbatko và Phạm Tuân – một người Việt Nam. Đó là chuyến bay lịch sử với Việt Nam, và với cả Châu Á, với đại diện đầu tiên chinh phục vũ trụ. 20 năm sau, khi Liên bang Xô Viết đã không còn, Gorbatko mới hé lộ về quá trình tuyển lựa và huấn luyện khắc nghiệt mà các phi hành gia vũ trụ đã phải trải qua.
Viktor Gorbatko và Phạm Tuân trong thời gian huấn luyện tại Liên Xô trước khi thực hiện sứ mệnh Soyuz 37. Ảnh: Sputnik
Viktor Gorbatko và Phạm Tuân trong thời gian huấn luyện tại Liên Xô trước khi thực hiện sứ mệnh Soyuz 37. Ảnh: Sputnik

"Họ hỏi tôi có muốn được bay cao hơn cả máy bay không?"

Nhà du hành vũ trụ Liên Xô Viktor Gorbatko là một trong số 20 phi công trẻ tuổi được chọn vào năm 1960 trong số 3.000 ứng viên trên khắp cả nước tham gia tập huấn cho chương trình bay có người lái  để phục vụ sứ mệnh chinh phục không gian đầu tiên của nhân loại.

Sinh ra ở thành phố Krasnodar miền nam nước Nga, chàng thanh niên Gorbatko được lựa chọn gia nhập biệt đội phi hành gia đầu tiên của Liên Xô khi chỉ mới 26 tuổi.

Vào cuối những năm 1950, trình độ khoa học của Liên Xô đã đạt được những thành tựu đáng chú ý và các nhà lãnh đạo đã quyết định thực hiện chương trình đưa con người vào không gian.

Phi hành gia vũ trụ - giữa vạn người chọn lấy một anh hùng ảnh 1

Các nhà khoa học tiến hành bài kiểm tra máy ly tâm đối với một phi hành gia. Ảnh: Sputnik

Vào ngày 7/3 năm 1960, Liên Xô đã hoàn thành việc thành lập biệt đội phi hành gia đầu tiên, mở đường cho kỷ nguyên thám hiểm không gian.

Sergei Korolyov, cha đẻ của chương trình du hành vũ trụ Liên Xô và là “đạo diễn” cho của chuyến bay đầu tiên của nhà du hành Yuri Gagarin, đã coi các phi công quân sự là ứng cử viên phù hợp nhất.

Phi hành gia vũ trụ - giữa vạn người chọn lấy một anh hùng ảnh 2
Sức khỏe tuyệt vời là yêu cầu chính đối với một ứng cử viên. Một phi hành gia lúc đó phải từ 35 tuổi trở xuống, cao dưới 1,75 mét và nặng tối đa 75 kg. Ảnh: Sputnik

“Phi công quân sự là một chuyên gia vũ trụ, một hoa tiêu, một kỹ sư máy bay”, ông Korolyov cho biết, vì vậy các ứng cử hàng đầu để trở thành phi hành gia đó là từng có kinh nghiệm làm phi công quân sự.

Phi hành gia vũ trụ - giữa vạn người chọn lấy một anh hùng ảnh 3

Các phi hành gia Yuri Gagarin (trái) và Valery Bykovsky (phải) tập luyện. Ảnh: Sputnik

Phi hành gia vũ trụ - giữa vạn người chọn lấy một anh hùng ảnh 4

Các phi hành gia Pavel Popovich (trái), và Andriyan Nikolayev (phải) trong một lớp học chiêm tinh.

"Tôi được chỉ huy của mình gọi đến, người ngay lập tức ra lệnh cho tôi ký vào một mẫu đơn mà tôi hứa sẽ không tiết lộ bất cứ chi tiết nào về cuộc phỏng vấn", ông Gorbatko nói với hãng thông tấn AFP trong một cuộc phỏng vấn năm 2001.

Phi hành gia vũ trụ - giữa vạn người chọn lấy một anh hùng ảnh 5

Phi hành đoàn tàu vũ trụ Soyuz-24 -  chỉ hủy tàu Đại tá Viktor Gorbatko (phải) và kỹ sư Trung tá Yuri Glazkov (trái) trong một buổi huấn luyện. Ảnh: Sputnik

"Sau đó, họ hỏi tôi có muốn được bay cao hơn cả máy bay không. Tôi hiểu ngay điều này là gì và chấp nhận nó mà không hề do dự", ông nhớ lại.

Những gì không ai có thể tưởng tượng được…

Các bài kiểm tra vật lý được tiến hành rất nghiêm ngặt, toàn bộ các ứng viên đều phải trải qua “bài test áp lực”, bằng cách điều khiển trong buồng lái tàu vũ trụ và máy ly tâm.

Theo chia sẻ của cựu phi hành gia Alexei Leonov, nhóm 20 người này sau đó đã phải đối mặt với những nhiệm vụ và bài tập vượt người sức tưởng tượng của họ trước đây.

Phi hành gia vũ trụ - giữa vạn người chọn lấy một anh hùng ảnh 6

Nhà du hành vũ trụ Vladimir Komarov tập luyện trong môi trường không trọng lực. Ảnh: Sputnik

“Mặc dù chúng tôi, với tư cách là phi công, đã trải qua các bài tập hàng năm và hiểu máy ly tâm là gì, nhưng ở đây những yêu cầu hoàn toàn khác biệt, đòi hỏi sự kiên nhẫn và hiểu biết.

Phi hành gia vũ trụ - giữa vạn người chọn lấy một anh hùng ảnh 7

Nhà du hành vũ trụ Alexei Arkhipovich Leonov chuẩn bị tập luyện với máy ly tâm. Ảnh: Sputnik

Tất cả các bài kiểm tra đều nhằm mục đích tiết lộ tình trạng sức khỏe của chúng tôi. Ví dụ, về bài tập buồng nhiệt: nếu một người đã vượt qua tất cả các xét nghiệm, nhưng nếu có bất kỳ khiếm khuyết tiềm ẩn nào của hệ thống tim mạch, thì trong vòng 2 giờ ở trong căn phòng với nhiệt độ 80 ° C, chắc chắn người đó sẽ để lộ khiếm khuyết. Vì vậy, 20 người chúng tôi đã trải qua đủ thứ, từ lửa cho tới nước, tất cả những gì không ai có thể tưởng tượng được.

Phi hành gia vũ trụ - giữa vạn người chọn lấy một anh hùng ảnh 8

Hai phi hành gia Yuri Gagarin và Gherman Titov trong một chiếc xe buýt trên đường đến địa điểm phóng tại sân bay Baikonur vào ngày 12/4 năm 1961. Ảnh: Sputnik

Ban đầu các bác sĩ cho rằng thị lực của chúng tôi phải là hoàn hảo 100%, nhưng sau đó họ đã cho phép một số người đeo kính mắt khi làm nhiệm vụ. Còn về vấn đề răng lợi, chỉ cần có từ 7 cái răng sâu là chúng tôi sẽ bị loại”, ông Leonov kể lại.

Cuối cùng, vào ngày 7/3 năm 1960, đội hình cuối cùng gồm 12 người được thành lập. Do việc xây dựng một cơ sở đào tạo vẫn chưa được hoàn thành, đội hình được chia thành hai nhóm sáu phi hành gia mỗi người.

Vào tháng 1 và tháng 4 năm 1961, các ứng cử viên đã vượt qua kỳ thi một cách xuất sắc và nhận được bằng “Phi hành gia Không quân”.

Phi hành gia vũ trụ - giữa vạn người chọn lấy một anh hùng ảnh 9

Dàn phi hành gia đầu tiên trong lịch sử Liên Xô, bao gồm những Gagarin, Titov, Leonov hay Gorbatko,... Ảnh: Sputnik

Mười hai thành viên này sau đó đã thực hiện các chuyến bay vào vũ trụ, với Yuri Gagarin là người đầu tiên lên vũ trụ vào ngày 12/4 năm 1961. Tiếp nối các đồng đội, Gorbatko đã được nhận vinh dự chinh phục không gian vào các năm 1969, 1977 và 1980 – sự mệnh cuối cùng của ông với sự tham gia của phi công Phạm Tuân đến từ Việt Nam.

Gorbatko sau đó đã hai lần được trao tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô danh giá, hoạt động như một nhà lập pháp quốc gia trong kỷ nguyên “Perestroika” (Cải tổ-ND) và từng giảng dạy tại một học viện kỹ thuật không quân trước khi qua đời vào ngày 17/5 năm 2017 tại Moscow.

TIN LIÊN QUAN
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.