Quy mô nền kinh tế Hàn Quốc năm 2022 rời khỏi top 10 thế giới

0:00 / 0:00
0:00
Ngày 12/7, các nguồn tin sở tại cho hay Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) danh nghĩa của Hàn Quốc (áp dụng tỷ giá hối đoái thị trường) năm 2022 ước tính là 1,6733 nghìn tỷ USD, đứng thứ 13 trên thế giới, tụt 3 bậc so với hạng 10 năm 2021.
Quy mô nền kinh tế Hàn Quốc năm 2022 rời khỏi top 10 thế giới

Căn cứ vào số liệu của Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK), xét theo quốc gia, 3 thứ hạng đầu tiên vẫn đang lần lượt thuộc về Mỹ (25,4627 nghìn tỷ USD), Trung Quốc (17,876 nghìn tỷ USD) và Nhật Bản (4,2256 nghìn tỷ USD). Các quốc gia còn lại lần lượt nằm trong top 10 là Đức (4,752 nghìn tỷ USD), Anh (3,798 nghìn tỷ USD), Ấn Độ (3,096 nghìn tỷ USD), Pháp (2,7791 nghìn tỷ USD), Canada (2,1436 nghìn tỷ USD), Nga (2,503 nghìn tỷ USD) và Italy (2,105 nghìn tỷ USD). Hai nước đứng trước Hàn Quốc là Brazil xếp thứ 11 (1,8747 nghìn tỷ USD) và Australia xếp thứ 12 (1,723 nghìn tỷ USD).

Trước đó, GDP của Hàn Quốc đã lọt vào top 10 vào năm 2018, tuy nhiên năm 2019 đã tụt 2 bậc và rớt xuống vị trí thứ 12 sau đó lấy lại vị trí thứ 10 vào năm 2020 và duy trì vị trí này trong năm 2021.

Quy mô kinh tế của Hàn Quốc giảm 3 bậc là do sức sống tăng trưởng tổng thể giảm và GDP danh nghĩa quy đổi sang USD giảm do đồng USD mạnh lên vào năm ngoái. Cụ thể, GDP danh nghĩa của Hàn Quốc năm 2022 tính theo đồng tiền bản địa là 2,1618 triệu tỷ won, tăng 3,9% so với năm trước đó. Tuy nhiên, tính theo USD do tỷ giá hối đoái tăng (bình quân hàng năm là 12,9%) nên trên thực tế con số này đã ghi nhận thành giảm 7,9%.

Nếu xét theo đồng won thì GDP danh nghĩa của Hàn Quốc đang duy trì đà tăng với 1,9245 triệu tỷ won vào năm 2019, 1,9407 triệu tỷ won vào năm 2020, 2,0802 triệu tỷ won vào năm 2021 và 2,1618 triệu tỷ won vào năm 2022. Ngược lại, khi xét theo USD thì GDP danh nghĩa của Hàn Quốc lại liên tục giảm, từ 1,651 nghìn tỷ USD năm 2019 xuống còn 1,6446 nghìn tỷ USD vào năm 2020, cũng như 1,8177 nghìn tỷ USD vào năm 2021 và 1,6733 nghìn tỷ USD vào năm 2022.

Một quan chức của BOK cho biết: "Hầu hết các chỉ số chuyển đổi tỷ giá hối đoái đều trở nên tồi tệ do USD mạnh lên vào năm ngoái. Do bối cảnh chung là USD mạnh so với các đồng tiền khác, tỷ giá hối đoái của các nước xuất khẩu tài nguyên còn mạnh hơn nữa, dẫn đến xếp hạng GDP danh nghĩa của Hàn Quốc giảm".

Trên thực tế, Nga, Brazil và Australia, những nước đã vượt lên trên Hàn Quốc trong bảng xếp hạng năm 2022 có một điểm chung đều là những nước xuất khẩu nguyên liệu thô như dầu mỏ và khoáng sản.

Khả năng Hàn Quốc vươn lên trở lại vào 'Top 10' trong năm 2023 được dự đoán là không cao. Điều này là do tốc độ tăng trưởng thực tế của nền kinh tế Hàn Quốc năm nay dự báo sẽ chỉ dừng ở mức trung bình 1% và GDP danh nghĩa tính theo USD cũng có thể tương đối bất lợi do ảnh hưởng của hiện tượng USD mạnh vẫn còn.

Trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới được công bố vào tháng 4 vừa qua, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã hạ dự báo tốc độ tăng trưởng của Hàn Quốc trong năm nay từ 1,7% xuống 1,5%. Mặt khác, dự báo tăng trưởng cho các nước phát triển được nâng từ 1,1% lên 1,2%.

Giáo sư kinh tế Sung Tae Yoon tại Đại học Yonsei cho biết: "Việc giảm thứ hạng của Hàn Quốc là do đồng won yếu, nguyên nhân là do hoạt động xuất khẩu kém hiệu quả. Điều này đang làm suy yếu nền kinh tế". Giáo sư Sung đánh giá cao việc tăng cường khả năng xuất khẩu của các công ty Hàn Quốc và bày tỏ: "Điều cần thiết là tập trung vào các ngành ngoài chất bán dẫn, cũng như các lĩnh vực có thể thúc đẩy tăng trưởng dài hạn".

GDP danh nghĩa là một chỉ số cho biết có bao nhiêu hàng hóa, dịch vụ được sản xuất trong một quốc gia và cho biết quy mô nền kinh tế của quốc gia đó. GDP danh nghĩa được tính theo tỷ giá hối đoái thị trường.

Ảnh minh họa
Xây dựng Phú Quốc trở thành trung tâm du lịch biển đảo tầm cỡ quốc tế
(Ngày Nay) -  Ngày 27/4, Văn phòng Chính phủ phát đi Thông báo số 189/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị tổng kết Quyết định số 178/2004/QĐ-TTg ngày 5/10/2004 về Đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
Tuyến phố đi bộ Bãi Cháy thu hút đông đảo người dân và du khách trong ngày đầu khai trương. Ảnh: Đức Hiếu - TTXVN
Quảng Ninh đưa thêm một tuyến phố đi bộ vào hoạt động
(Ngày Nay) -  Tối 27/4, tại khu phố cổ công viên Đại Dương, phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) tuyến phố đi bộ kết hợp ẩm thực Bãi Cháy chính thức được khai trương. Tuyến phố này hoạt động từ 19 giờ đến 24 giờ hàng ngày.
Quảng Ninh vận động du khách không mang rác thải nhựa ra các đảo
Quảng Ninh vận động du khách không mang rác thải nhựa ra các đảo
(Ngày Nay) - Từ ngày 27/4, ngày đầu tiên của dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, khách du lịch sẽ không được mang các sản phẩm nhựa dùng một lần ra các xã đảo của huyện Vân Đồn (Quảng Ninh), cụ thể gồm 5 xã đảo: Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng, Thắng Lợi, Bản Sen.
Trải nghiệm Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Tuyên Quang
Trải nghiệm Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Tuyên Quang
(Ngày Nay) - Sáng 27/4, tỉnh Tuyên Quang tổ chức Khai mạc Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Tuyên Quang lần thứ 3, năm 2024, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành. Sự kiện đã thu hút hàng nghìn du khách và nhân dân tới tham dự.
Hãng hàng không Nhật Bản hủy chuyến bay do phi công say rượu
Hãng hàng không Nhật Bản hủy chuyến bay do phi công say rượu
(Ngày Nay) - Ngày 26/4, hãng hàng không Japan Airlines của Nhật Bản cho biết mới đây hãng đã phải hủy một chuyến bay từ thành phố Dallas (Mỹ) tới Tokyo sau khi tiếp nhận thông tin từ cảnh sát địa phương rằng cơ trưởng của chuyến bay này có hành vi gây rối tại khách sạn do say rượu.