Quy trình cho và nhận sữa mẹ ở Mỹ

(Ngày Nay) - Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, các bà mẹ nên cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời để cung cấp tốt nhất các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ.
Sữa mẹ hiến tặng sẽ được kiểm tra, sàng lọc trước khi gửi đến cho các gia đình. Ảnh: AFP/Getty Images .
Sữa mẹ hiến tặng sẽ được kiểm tra, sàng lọc trước khi gửi đến cho các gia đình. Ảnh: AFP/Getty Images .

Sinh con và nuôi con bằng sữa mẹ là mong muốn và niềm hạnh phúc của phụ nữ trên thế giới. Nhưng vì nhiều lý do không phải người mẹ nào cũng có đủ sữa để cho con bú. Sự ra đời của các loại sữa công thức đã phần nào giải quyết được vấn đề này.

Tuy nhiên, sữa mẹ vẫn là lựa chọn hoàn hảo nhất dành cho bé. Hàm lượng dinh dưỡng từ sữa mẹ là tự nhiên, đáp ứng tốt nhất theo từng độ tuổi, giúp tăng cường hệ miễn dịch và tốt cho hệ tiêu hóa của bé.

Theo Roger Mathisen, Giám đốc Chương trình Alive & Thrive, hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ ở khu vực Đông Nam Á, thế giới có khoảng 500 ngân hàng sữa mẹ. Các ngân hàng này thực hiện việc lấy sữa từ các bà mẹ cho con bú và cung cấp cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, để duy trì và đảm bảo sự sống, phát triển của bé. 

Việc cho và nhận sữa tại các ngân hàng này được thực hiện một cách nghiêm túc, khoa học, đúng quy trình. Đây là quá trình cho và nhận sữa mẹ tại Ngân hàng sữa mẹ OhioHealth, một trong 20 ngân hàng sữa lớn nhất nước Mỹ.

Kiểm tra sức khỏe, môi trường sống

Để được tham gia, người mẹ sẽ trải qua quá trình sàng lọc chuyên sâu. Họ phải trả lời các câu hỏi về tình hình sức khỏe trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại.

Những người đã được truyền máu, cấy mô hoặc một cơ quan bất kỳ trong vòng 12 tháng sẽ không đủ điều kiện. Ngoài ra, nếu người mẹ uống rượu hoặc được sinh ra trong một đất nước mà tỷ lệ nhiễm HIV rất cao sẽ không được chọn. Thậm chí, nếu đó là người ăn chay, hoặc không bổ sung đủ vitamin B12 trong chế độ ăn hàng ngày cũng sẽ bị loại.

Nếu qua vòng phỏng vấn, người mẹ phải có được một giấy chứng nhận đủ điều kiện cho sữa, có chữ ký của bác sĩ.

Sàng lọc

Sữa của những người mẹ đã qua vòng phỏng vấn sẽ được đưa đến phòng thí nghiệm của ngân hàng. Tại đây, số sữa này sẽ được kiểm tra các bệnh nhiễm trùng và các điều kiện khác để đảm bảo sự an toàn và chất lượng dinh dưỡng.

Vận chuyển

Sau khi vượt qua các thử nghiệm kiểm tra, OhioHealth gửi một hộp cách nhiệt có chứa dụng cụ đựng và đông sữa. Chúng được vô trùng, làm lạnh và có nhãn dán ghi ngày tháng.

Trộn sữa

Không phải sữa bà mẹ nào cũng đủ và có sự cân bằng các chất dinh dưỡng, các chuyên gia sẽ pha trộn sữa của 3-4 bà mẹ khác nhau thành một. Sau đó, họ thực hiện các kiểm tra về lượng protein, chất béo và calo và các chất khác, để đảm bảo cân bằng tốt nhất dinh dưỡng của sữa.

Kiểm tra và đóng chai

Các chai sữa sẽ được kiểm tra, khử trùng, sàng lọc vi khuẩn trước khi đóng.

Phân phối

Ngân hàng sữa luôn có một danh sách ưu tiên những trẻ sơ sinh của các bà mẹ không có, thiếu, ít sữa. Thứ tự được ưu tiên lần lượt, đầu tiên trong danh sách là những trẻ sinh non, sau đó là trẻ bị ốm, bệnh tật, cuối cùng là trẻ sơ sinh khỏe mạnh nhưng có mẹ ít sữa.

Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, trẻ nên được bú mẹ đến ít nhất 6 tháng hoặc dưới 2 tuổi. Sữa mẹ thúc đẩy phát triển cảm giác và nhận thức, bảo vệ trẻ chống lại các bệnh truyền nhiễm và mạn tính. Bú mẹ hoàn toàn làm giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh do các bệnh như tiêu chảy hoặc viêm phổi. Sữa mẹ giúp cho bé phục hồi nhanh hơn trong giai đoạn bệnh. 

Việc cho con bú cũng góp phần vào việc cải thiên sức khỏe và hạnh phúc của người mẹ, làm giảm nguy cơ ung thư buồng trứng và ung thư vú, tăng tình cảm gia đình.  

Để kích sữa và duy trì bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng, WHO và UNICEF khuyến cáo:

- Các bà mẹ nên cho con bú trong vòng một giờ đầu tiên sau khi sinh.

- Chỉ cho bé nhận thực phẩm duy nhất là sữa mẹ, không thêm bất kỳ loại sữa nào khác, kể cả nước.

- Cho con bú theo yêu cầu, nghĩa là cho bé bú thường xuyên, liên tục, bất kỳ lúc nào bé muốn, cho dù đó là ngày hay đêm.

- Cho bé bú trực tiếp từ vú mẹ, không vắt, không dùng núm vú giả.

Theo Zing
TIN LIÊN QUAN
Giáo dục kỹ năng tham gia giao thông cho học sinh tiểu học
Giáo dục kỹ năng tham gia giao thông cho học sinh tiểu học
(Ngày Nay) - Ngày 23/12, tại Nhà văn hóa thị xã Duy Tiên (Hà Nam), Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Nam phối hợp với Ban An toàn giao thông tỉnh tổ chức chương trình Giao lưu giáo dục kỹ năng tham gia giao thông an toàn cấp tiểu học năm học 2024 - 2025.
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.