RNA virus SARS-CoV-2 có thể tồn tại trong chất thải người nhiều tháng sau khi mắc COVID-19

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Nếu như chỉ dựa trên các kết quả xét nghiệm dịch mũi và họng để xác định đã khỏi bệnh COVID-19 hay chưa, thì có lẽ chúng ta đã thiếu sót lớn. Các nhà khoa học tại trường Stanford Medicine (Mỹ) đã tiến hành một nghiên cứu và rút ra kết luận rằng chất thải từ những người mắc COVID-19 vẫn có thể chứa vật chất di truyền của virus SARS-CoV-2 đến 7 tháng sau lần đầu được chẩn đoán mắc bệnh. Những người này thường có các triệu chứng tiêu hóa kéo dài như buồn nôn, nôn mửa và đau bụng.
Hình ảnh do Cơ quan dược phẩm và thực phẩm Mỹ cung cấp về virus SARS-CoV-2 gây dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Ảnh: AFP/TTXVN
Hình ảnh do Cơ quan dược phẩm và thực phẩm Mỹ cung cấp về virus SARS-CoV-2 gây dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Ảnh: AFP/TTXVN

Đây là nghiên cứu đầu tiên đánh giá sự hiện diện của RNA virus trong chất thải của những người mắc COVID-19 ở mức độ từ nhẹ đến trung bình, được thu thập vào các thời điểm khác nhau sau khi những người này mắc bệnh. Kết quả này là minh chứng cho khả năng virus SARS-CoV-2 cũng lây nhiễm qua đường ruột.

RNA (axit ribonucleic) là một phân tử polyme cơ bản có nhiều vai trò sinh học trong mã hóa, dịch mã, điều hòa và biểu hiện của gene. Theo các nhà khoa học, virus được tìm thấy trong các mẫu bệnh phẩm là các mảnh vật liệu di truyền chứ không phải các hạt virus nguyên vẹn, có khả năng lây nhiễm. Tuy nhiên, kết quả này giúp làm sáng tỏ khả năng đường ruột có thể là một ổ chứa virus - nơi ẩn náu của các vật chất di truyền, đồng thời giúp lý giải các triệu chứng mà một số bệnh nhân gặp phải nhiều tháng sau lần đầu mắc bệnh.

Phó Giáo sư Y khoa và di truyền học Ami Bhatt, tác giả của nghiên cứu, cho biết đến nay khoa học vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác dẫn đến hội chứng COVID kéo dài (Long COVID), song nghiên cứu này cho thấy virus SARS-CoV-2 có thể ẩn náu trong đường ruột sau nhiều tháng mắc bệnh. Theo bà Bhatt, có khả năng hội chứng COVID kéo dài - trong đó người bệnh phải đối mặt với hàng loạt triệu chứng bệnh khác nhau - là do phản ứng của hệ thống miễn dịch đối với các protein của virus trong các ổ chứa nằm trên khắp cơ thể. Lý giải sâu hơn về khả năng này, Phó Giáo sư Bhatt lấy ví dụ triệu chứng "sương mù não" có thể bắt nguồn từ khả năng virus còn tồn tại trong hệ thống thần kinh.

Phó Giáo sư Bhatt đang tiến hành nghiên cứu cách hệ vi sinh vật - "vũ trụ" vi khuẩn nằm trong hệ thống đường ruột - ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Mục đích của nghiên cứu là xác địch xem liệu "dấu vết" vi khuẩn có ảnh hưởng đến khả năng, cách thức và thời gian virus phát tán trong chất thải sau khi người bệnh phát hiện dương tính với virus SARS-CoV-2.

Trong nghiên cứu mới này, các nhà khoa học đã tận dụng lợi thế của một thử nghiệm lâm sàng tiến hành hồi tháng 5/2020 về một phương pháp điều trị khả thi - interferon lambda - đối với các bệnh nhân mắc COVID-19 cấp độ nhẹ. Các nhà khoa học đã giám sát theo dõi các quá trình các triệu chứng khởi phát, mức độ và vị trí phát tán của virus, trong đó cũng thu thập các mẫu chất thải của người.

Phó Giáo sư Bhatt và các đồng nghiệp đã phân tích các mẫu phẩm thu được từ 113 người ở các thời điểm khác nhau sau khi nhiễm bệnh. Kết quả cho thấy, chất thải đường ruột của 50% số này còn chứa các mảnh vật chất di truyền virus trong 1 tuần sau khi những người này phát hiện mắc COVID-19.

Trong khi đó, chất thải của 13% số này còn tồn tại mảnh vật chất di truyền đến 4 tháng sau khi đã âm tính với virus và 4% có RNA trong chất thải đến 7 tháng sau lần đầu mắc bệnh.

Theo các nhà nghiên cứu, các RNA virus này không đủ để giúp họ xác định các bệnh nhân đã nhiễm biến thể nào và liệu ở các thời điểm khác nhau là cùng một biến thể, song các nhà khoa học tin rằng, rất có khả năng các bệnh nhân trong quá trình thử nghiệm đã bị tái nhiễm COVID-19 với một biến thể khác.

Các phát hiện trên có ý nghĩa đối với việc giám sát nước thải mà các nhà nghiên cứu và chính phủ đang áp dụng để truy vết số ca mắc COVID-19 ở các quận và thành phố trên khắp nước Mỹ. Theo Phó Giáo sư Bhatt, hiểu được cơ chế lây nhiễm và phát tán của virus rất quan trọng trong việc lập kế hoạch ứng phó với đại dịch.

Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.