Rừng lớn lại vang tiếng cồng chiêng…

Sẽ ra sao nếu buôn làng không còn nghe âm thanh của rừng, của núi, của tiếng lòng người Tây Nguyên ngàn năm vọng lại?
Rừng lớn lại vang tiếng cồng chiêng…

Sẽ ra sao nếu buôn làng không còn nghe âm thanh của rừng, của núi, của tiếng lòng người Tây Nguyên ngàn năm vọng lại? Sẽ buồn thênh nếu chỉ được nghe cồng chiêng trong mùa lễ hội. Ai cũng bảo, đó là điều không thể. Người già trong buôn mỗi khi có dịp lại khôn nguôi kể chuyện ngày xưa, nhưng đều lặng lẽ chấp nhận một điều, buôn làng đang thưa tiếng cồng chiêng …

Cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột không xa, kề bên những đường phố ồn ã tiếng xe, những khu công nghiệp rộn rã nếp sống hiện đại, xã Êa Tu như thu mình lại trong xanh rì cây lá. Theo tiếng Ê Đê, Êa là suối, Tu là tên. Đường vào buôn Kmrơng Prông A mát rợp bóng cây, tưởng chừng cây gì ở đây cũng có thể đơm hoa, trổ lá. Cái tên của buôn cũng nghĩa là Rừng lớn. Hít căng hơi gió từ đại ngàn, cảm giác cái nắng đã “chuyển” hết ra phía ngoài quốc lộ. Thu vào khuôn mắt hình ảnh buôn làng, nhưng chợt thấy vừa lạ, vừa quen. Nhà ở Tây Nguyên mà thiếu đi dáng vẻ Tây Nguyên, những ngôi nhà hiện đại đang thay thế dần kiểu nhà truyền thống. Những cô gái, chàng trai Ê Đê không còn nhiều người diện trang phục Ê Đê…

Dòng suối Tu ôm trong mình cả một khu rừng nguyên sinh và những giá trị tinh thần của người Ê Đê được truyền lại từ thuở chàng Đam San đi tìm nữ thần Mặt Trời. Từ thuở lọt lòng, tâm hồn những đứa trẻ Ê Đê đã được nuôi dưỡng từ những huyền thoại, bằng âm thanh vang rền của chiêng, trống. Nhịp sống xô đẩy, khiến những giá trị văn hóa phi vật thể đó đang dần bị mai một, khiến người già của buôn không khỏi bồi hồi. Già làng Aê Huy Kbuôr, tên thường gọi là Y-yơh Kbuôr hồi tưởng, trước kia tiếng cồng chiêng là âm thanh rất tự nhiện trong đời sống buôn làng. Những đêm vui bên ánh lửa bập bùng giữa cao nguyên bao la và ché rượu cần men say ngây ngất, tiếng cồng chiêng vang lên không dứt, khiến tâm hồn người như giải phóng hết lo toan. Trong các lễ cúng lúa mới, cúng cầu an, cúng Thần Lúa, Thần Đất, Thần Sông, lễ trưởng thành…, nhất là cúng Bến nước đều không thể vắng tiếng cồng chiêng. Đây là phong tục tập quán xa xưa nhất trong đời sống tâm linh của đồng bào Ê Đê, để cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no hạnh phúc. Suốt thời gian diễn ra lễ cúng Bến nước, tiếng chiêng không ngừng vang, như cộng cảm, kết nối tinh thần giữa con người với đấng siêu nhiên. Lễ cúng Bến nước thường được tổ chức vào khoảng tháng ba hàng năm. Chủ lễ là người có uy tín trong buôn, được gọi là chủ bến nước. Người trong buôn vi phạm điều nào cấm kỵ sẽ chịu sự phán xét của chủ bến nước theo luật tục của đồng bào. Một buôn có thể có nhiều bến nước nhưng chủ bến nước thì chỉ có một, khi chết truyền lại cho con.

Rừng lớn lại vang tiếng cồng chiêng… - anh 1

(Ảnh minh họa).

Rót chén trà nóng, Già Y-yơh Kbuôr kể tôi nghe về lễ Thượng nêu của người Ê Đê. Dịp này, cả buôn tập trung nhảy múa suốt ngày đêm . Cây nêu đối với đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nói chung, dân tộc Ê Đê nói riêng mang nhiều nghĩa trọng, không thể thiếu trong các nghi lễ truyền thống , là biểu tượng của tâm linh. Trong nghi lễ Rước cây nêu cầu an, người Ê Đê mong muốn được giao tiếp với thần linh. Các họa tiết trang trí trên cây nêu đều thể hiện tính linh thiêng, lòng tôn kính đối với thần linh, ông bà đã khuất. Cây nêu là biểu tượng cùa sự linh thiêng cao cả, chính vì thế, lễ cúng rước cây nêu được xem là một nghi lễ quan trọng. Người được làm lễ phải là người giàu có nhất buôn, người mang lại niềm tự hào cho dòng họ. “Ngày trước, lễ trọng là thế, nay con cái theo đạo, nhiều luật tục mờ nhạt dần, đến cúng bến nước cũng không còn như trước. Có một thời, dân làng đổ xô mang cồng chiêng đi bán sắt vụn, tiếc nuối kể đâu cho hết” - già làng nói như than. Rồi già bảo, cồng chiêng là di sản của đồng bào mình, không chỉ mang giá trị vật chất mà chứa đựng tâm hồn người Ê Đê, Gia Rai, Mơ Nông… Đánh chiêng là phải dày công học, phải phối hợp nhịp nhàng, chỉ một người lạc nhịp là cả dàn trở nên khó chơi, nhịp âm trở nên lệch lạc. Người bình thường chỉ chơi được các bài dễ, tiết tấu đơn giản. Diễn tấu phải có các nghệ nhân. Bên cạnh cồng chiêng còn có thêm trống. Chiêng trống mang theo cảm xúc của con người. Trong buôn có người mất, già làng đánh một tiếng trống cả ba buôn cùng nghe. Trong ráng đỏ của hoàng hôn Tây Nguyên, tiếng trống báo tin buồn nghe thêm não nuột.

Từ bao đời, thanh âm ấy đã quyện trong hồn đất, hồn người Tây Nguyên, buôn làng có nhu cầu được nghe tự nhiên như được uống nước suối nguồn, như hít gió từ đại ngàn thổi lại. Từ lúc lọt lòng đến khi về theo tiên tổ, tiếng trống, tiếng chiêng đã thay lòng người chia niềm vui hay nói lời tiễn biệt. Cồng chiêng được coi là gia sản quý trong gia đình, số lượng càng nhiều càng thể hiện đẳng cấp, địa vị. Mỗi bộ có tối thiểu là sáu chiếc kích cỡ khác nhau. Để có một bộ cồng chiêng, gia đình nghèo phải tích cóp ngô, luá từ mùa này qua mùa khác. Giới thiệu với chúng tôi bộ cồng chiêng bảy chiếc, gồm: char, kơ nah, kơ nah hliang, mơ đu khơk, hluê khơk, hluê hliang, hri điêt, già bảo, người Ê Đê quan niệm, cồng chiêng được coi như linh vật trong nhà, không ai được bước qua, nếu phạm sẽ bị Giàng quở phạt. Bkrông H Nghị, một cô gái Ê Đê, cán bộ Văn phòng Thành ủy Buôn Ma Thuột kể rằng, nhà ông nội cô ở Buôn Đôn có một bộ cồng chiêng, mà theo ông bà, cha mẹ truyền lại, bộ cồng chiêng đó rất linh. Khi ông nội cô vắng nhà lâu ngày, bộ chiêng tự phát ra âm thanh mà chỉ người trong nhà mới cảm nhận được. Không rõ thực hư ra sao, chỉ biết rằng, thiêng là vậy, gắn bó là vậy, nay thưa vắng dần, tránh sao khỏi day dứt. Theo già Y-yơh Kbuôr, đó là tâm hồn người Tây Nguyên nên phải giữ gìn trước khi quá muộn. Bây giờ các buôn làng đều thành lập đội cồng chiêng, sưu tầm cồng chiêng, lúc rảnh việc nương rẫy lại tranh thủ tập, mời các nghệ nhân truyền lại cho thế hệ sau. Trong buôn hiện nay có ba đội cồng chiêng, trong đó một đội là các chàng trai trẻ. Rừng lớn lại vang tiếng cồng chiêng.

Đồng bào Tây Nguyên trong các buôn làng duy trì cuộc sống trong hệ tín ngưỡng, luật tục phong phú và chặt chẽ. Luật tục của các dân tộc Tây Nguyên nhiều không kể hết được. Trước đây mọi quan hệ cộng đồng đều bị ràng buộc bởi luật tục, nay đồng bào đã được cập nhật kiến thức về luật pháp nên chịu sự chi phối của cả hai, Một số hủ tục như tục nối dây, kết hôn cùng huyết thống… cũng dần được loại bỏ.

Vào sâu trong Rừng lớn, cả trăm bậc thang đi xuống, vẫn vẹn nguyên bến nước cổ của buôn, chúng tôi gặp những chàng trai cô gái Ê Đê gùi trên lưng những chai nước lớn, nhỏ. Ở cái thung lũng bao quanh là những thân cổ thụ, dòng nước nguồn vẫn ngày đêm chảy mãi. Theo chị H Triệu Kdok, Phó Chủ tịch xã Êa Tu, dù nước sạch đã về buôn, nhưng đồng bào vẫn giữ thói quen hứng nước từ thượng nguồn về ăn uống, như bao đời mẹ cha vẫn vậy. Đây vừa là nét văn hóa đặc sắc cần được bảo tồn, vừa góp phần giữ rừng, giữ nguồn nước như gìn giữ phần hồn của buôn làng Tây Nguyên.

>>> Xem thêm

Sử thi Tây Nguyên sánh ngang với Thần thoại Hi Lạp?

Danh hiệu di sản phi vật thể thế giới: Đầy triển vọng với nghệ thuật bài chòi

Hợp tác cùng Thời nay
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?