Sách Trắng 2017: Doanh nghiệp ngoại ‘than’ gặp khó ở VN

(Ngày Nay) - Tại buổi công bố Sách Trắng 2017, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng khẳng định sẽ cải thiện môi trường kinh doanh sau khi nghe doanh nghiệp ngoại than gặp khó về thủ tục.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Sáng nay (2/3), Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) đã tổ chức công bố Sách Trắng 2017.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cho rằng đây là cơ sở để Bộ đưa ra các giải pháp hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý, phát triển môi trường kinh doanh tại Việt Nam, góp phần mang lại lợi ích cho doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Sau khi đọc Sách Trắng 2017, Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng khẳng định Liên minh Châu Âu (EU) là một trong các đối tác thương mại quan trọng nhất của Việt Nam. Số liệu thống kê cho thấy năm 2016, EU là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam với tổng kim ngạch xuất khẩu gần 34 tỷ USD, chiếm trên 19% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

Chưa kể Hiệp định thương mại Việt Nam-EU đã được ký kết, đang trong quá trình rà soát pháp lý, dự kiến sẽ được phê chuẩn và có hiệu lực vào năm 2018.

Ông Bruno Angelet, Đại sứ, Trưởng phái đoàn Liên minh châu Âu, nhận định đây là công cụ thiết thực, chuyển tiếp những thông điệp từ cộng đồng doanh nghiệp đến Chính phủ Việt Nam.

Trong khi đó, ông Michael Behrens, Chủ tịch EuroCham cho biết ấn phẩm này là bản tập hợp những quan ngại và kiến nghị từ cộng đồng doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam, gửi gắm thông điệp chung từ nhiều ngành nghề và doanh nghiệp khác nhau cùng những kỳ vọng và khuyến nghị của các thành viên và đối tác của EuroCharm.

Điểm mới của ấn phẩm năm nay là EuroCharm dành riêng một chương đề cập tới Hiệp định thương mại tự do giữa Liên minh Châu Âu và Việt Nam (EVFTA), việc thực thi và tác động của Hiệp định này đến hoạt động kinh doanh.

Vốn FDI hứa hẹn sẽ tiếp tục tăng

Sách Trắng 2017 nêu rõ với tỷ lệ biết chữ và trình độ học vấn cao, mức lương tương đối thấp, ở vị trí cầu nối và trung tâm trong khu vực ASEAN, Việt Nam ngày càng được nhiều nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn làm trung tâm hoạt động để cung ứng hàng hóa, dịch vụ cho khu vực Mê Kông và các khu vực xa hơn.

Hơn nữa, nét đặc trưng hấp dẫn của Việt Nam được thể hiện qua thu hút một cách rộng rãi vốn FDI vào các hoạt động sản xuất. Điển hình là việc mở cửa dần hầu hết ngành dịch vụ theo lộ trình cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) của Việt Nam bắt đầu từ năm 2007 đã được hoàn thành vào năm 2015.

Trong một số lĩnh vực, pháp luật trong nước đã nới rộng khả năng tiếp cận thị trường còn vượt ra ngoài các cam kết WTO như nới tỷ lệ cổ phần nắm giữ tối đa của nhà đầu tư nước ngoài trong công ty đại chúng từ mức 49% lên tới 100%.

Ngoài ra, Việt Nam cũng áp dụng các ưu đãi đầu tư như cắt giảm thuế trong một số lĩnh vực như công nghệ cao, công nghệ môi trường, nông nghiệp. Đây là những lĩnh vực mà các doanh nghiệp châu Âu luôn dẫn đầu trên toàn cầu.

Tuy nhiên, theo các lãnh đạo EuroCham, điểm trừ là các quy định hướng dẫn cho nhiều văn bản luật mới vẫn chưa được ban hành, quá trình xử lý hồ sơ cho các nhà đầu tư đang còn bị trì hoãn.

Ngoài ra, một số doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam “than” còn gặp cản trở trong làm thủ tục hành chính. Việc đăng ký thuế, thông quan, đăng ký kinh doanh và các thủ tục hành chính khác thường xuyên bị chậm trễ, kết quả xử lý hồ sơ không lường trước được.

Điều này khiến các doanh nghiệp phải tiêu tốn nhiều nguồn lực để cho các thủ tục hành chính mà đáng lẽ có thể sử dụng để phát triển các hoạt động kinh doanh.

Đề xuất gỡ bỏ một số chính sách

Liên quan đến việc nâng cao sinh kế cho người dân, Sách Trắng 2017 đề xuất Việt Nam nên gỡ bỏ chính sách giá trần đối với sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi, đồng thời cho phép quay trở lại với cơ chế giá thị trường và không nên tiếp tục áp dụng các biện pháp áp đặt giá bán tối đa như hiện tại, cũng như không ban hành các biện pháp quản lý giá khác.

Đại diện EuroCham cho rằng việc nhà nước can thiệp vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thông qua các biện pháp hành chính như áp đặt giá bán tối đa đi ngược với chủ trương hoàn thiện nền kinh tế thị trường.

Theo EuroCham, kể từ khi biện pháp giá trần được áp dụng vào năm 2014, rất nhiều khoản chi phí đội lên tác động tới hoạt động của nhà sản xuất và phân phối sữa.

Ước tính trên thị trường Việt Nam có hơn 888 sản phẩm sữa khác nhau, chia thành 3 phân khúc: Cao cấp, trung bình và bình dân.

Với thực tế hiện nay, EuroCham kiến nghị, chỉ áp dụng các biện pháp bình ổn giá trong một khoảng thời gian giới hạn nhất định và đối với các sản phẩm thiết yếu "đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người" như quy định trong luật giá.

Còn đối với thị trường sữa công thức, Hiệp hội kiến nghị Chính phủ không nên kiểm soát giá bán của các sản phẩm ở phân khúc cao cấp và trung bình, mà chỉ nên áp dụng biện pháp bình ổn giá lên phân khúc bình dân để đảm bảo khả năng tiếp cận sản phẩm của người tiêu dùng có thu nhập thấp.

Tại buổi công bố Sách Trắng, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), nhấn mạnh tầm quan trọng của FTA giữa Việt Nam và EU.

Theo ông Lộc, với hàng chục FTA được ký kết và cả những FTA đang đàm phán, Việt Nam hiện là trung tâm kết nối kinh tế toàn cầu.

Lãnh đạo VCCI kiến nghị Chính phủ cũng như các doanh nghiệp của cả Việt Nam và châu Âu có nhiều giải pháp hỗ trợ để nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ nâng cao năng lực cạnh tranh, nhằm tận dụng được cơ hội do VEFTA mang lại.

“Phải có sự chuẩn bị thực chất cho các doanh nghiệp qua đó có thể đón đầu các cơ hội mà hiệp định thương mại giữa Việt Nam và EU mang lại,” ông Lộc nói.

Theo Zing
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?